• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Phục hồi chức năng gãy các xương bàn tay, ngón tay

  • PDF.

KTV Phạm Thị Thanh Truyền - 

I. NGUYÊN NHÂN

Thường do các tác nhân trực tiếp đập vào như: gậy, dụng cụ lao động hoặc do tai nạn giao thông.

II. TRIỆU CHỨNG

1. Triệu chứng cơ năng

   - Đau ngay sau khi chấn thương làm tổn thương vùng bàn tay, ngón tay

   - Đau tăng lên khi cử động các ngón tay bị gãy

   - Hạn chế cử động ngón gãy.

2. Triệu chứng thực thể

   - Thường có biến dạng gập góc ra phía sau, xuống mở ra trước. Nhưng chủ yếu là sưng nề, bầm tím.

  - Sờ nắn có điểm đau nhói và có tiếng lạo xạo do đầu xương cọ vào nhau (phải làm nhẹ nhàng hoặc không nên làm)

3. Triệu chứng X quang                                                                                  

gayxuongbantay

Chụp phim thấy tổn thương.

III. TIẾN TRIỂN,BIẾN CHỨNG

Tiến triển

  • Tốt nếu kéo nắn vào khớp và bất động tốt.

Biến chứng

  • Thoái hóa, cứng khớp.

IV. PHỤC HỒI CHỨC NĂNG

1. Mục đích

  • Giảm đau, giảm sưng
  • Chống teo cơ, cứng khớp
  • Phục hồi chức năng bàn tay, ngón tay.

2. Biện pháp

a. Trong thời gian bất động

  • Cho các ngón không bị gãy cử động tự do
  • Nâng cao tay trong khi tập nếu bàn tay bị sưng
  • Tập các khớp tự do khác

b. Sau khi xương lành,bỏ bột,bỏ nẹp

  • Ngâm nước ấm
  • Xoa bóp nhẹ nhàng ngón tay bị gãy
  • Vuốt dọc hai bên ngón tay để làm giãn,mềm các dây chằng hay các sẹo u rút nếu có.
  • Cho tập cử động có trợ giúp nhẹ nhàng bàn tay, ngón tay. Chú ý gập nhiều hơn duỗi

     Sau một tháng có thể tập đề kháng gia tăng sức mạnh cơ gập chung, đặc biệt ngón tay bị tổn thương.

c. Chương trình ở nhà

  • Tập điều hợp, cử động khéo léo bàn tay,ngón tay bằng cầm, nắm, nhặt

Tài liệu tham khảo:

  1. Sách chuyên khảo dùng cho cán bộ ngành phục hồi chức năng

Lần cập nhật cuối lúc Thứ ba, 04 Tháng 5 2021 20:57

You are here Tin tức Y học thường thức Phục hồi chức năng gãy các xương bàn tay, ngón tay