Thoát vị đĩa đệm khi nào nên mổ khi nào là câu hỏi được rất nhiều bệnh nhân thắc mắc. Vì đây là biện pháp can thiệp xâm lấn khi tình trạng bệnh nhân ở mức độ nặng, cần có sự can thiệp chuyên sâu của kỹ thuật y tế.
Bệnh thoát vị đĩa đệm đang là mối quan tâm của cộng đồng, bởi đây là căn bệnh thường gặp và ảnh hưởng nhiều tới cuộc sống. Hầu hết việc điều trị bệnh này người ta có xu hướng tìm tới phương pháp phẫu thuật, nhưng thực tế cho thấy không phải trường hợp nào cũng lạm dụng phẫu thuật.
I. Không nên mổ thoát vị đĩa đệm khi bệnh mức độ nhẹ
Khi phát hiện cơ thể mình có dấu hiệu bất thường nghi ngờ có liên quan đến thoát vị đĩa đệm. Trước hết, người bệnh nên đến ngay các cơ sở y tế để được chẩn đoán chính xác, tại đây các bác sĩ sẽ dựa trên mức độ bệnh của bạn mà đưa ra hướng điều trị thích hợp.
Thoát vị đĩa đệm nên mổ khi nào là đúng?
Trên thực tế thì không phải trường hợp thoát vị đĩa đệm nào cũng được điều trị bằng can thiệp phẫu thuật. Điều này hoàn toàn tùy thuộc vào giai đoạn, mức độ tiến triển và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân.
Bệnh thoát vị đĩa đệm nếu được phát hiện sớm ngay từ giai đoạn đầu, lúc này các triệu chứng diễn ra còn nhẹ và chưa gây ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe và khả năng vận động của người bệnh thì việc áp dụng phương pháp phẫu thuật là hoàn toàn không cần thiết.
Hướng điều trị bảo tồn là chỉ định của bác sĩ dành cho bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm mức độ nhẹ, có thể là:
-
Dùng thuốc: Các loại thuốc giảm đau, thuốc chống viêm không steroid và một số thuốc khác theo toa của bác sĩ. Bên cạnh đó, các bài thuốc Đông y cũng có tác dụng khả quan trong việc chữa thoát vị đĩa đệm ở giai đoạn nhẹ.
-
Xoa bóp bấm huyệt: Phương pháp này có tác dụng làm giảm đau, lưu thông mạch máu và giải phóng sự chèn ép của các rễ thần kinh do thoát vị đĩa đệm.
-
Châm cứu: Tác động trực tiếp lên các vị trí huyệt đạo liên quan đến vùng tổn thương bằng kim chân là nguyên tắc của phương pháp điều trị này, giúp người bệnh thuyên giảm các triệu chứng do bệnh thoát vị đĩa đệm gây nên.
-
Vật lý trị liệu: Các bài tập kéo căng cột sống hoặc một số bài tập khác có tác dụng điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm một cách hiệu quả khi bệnh đang ở mức độ nhẹ.
-
Nghỉ ngơi, ăn uống điều độ: Yếu tố nghỉ ngơi, ăn uống điều độ đối với bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm là rất quan trọng, có ý nghĩa trong việc điều trị bệnh nhanh chóng hơn khi bệnh nhân thực hiện chữa trị đúng cách.
Tham khảo thêm: Sau mổ thoát vị đĩa đệm nên ăn gì kiêng gì?
II. Trường hợp nên mổ để điều trị thoát vị đĩa đệm
Trong nhiều trường hợp, phương pháp bảo tồn đã thất bại trên bệnh nhân thoát vị đĩa đệm hoặc tình trạng bệnh diễn tiến nặng nề và phức tạp hơn, các khối thoát vị chèn ép lên các rễ thần kinh và tủy sống. Lúc này, một cuộc phẫu thuật có thể là rất cần thiết cho người bệnh.
Mổ thoát vị đĩa đệm khi bệnh nặng mà các phương pháp thông thường không còn tác dụng.
Phẫu thuật đĩa đệm (Diskectomy) là phẫu thuật cắt bỏ phần đĩa đệm bị hư hại. Các phương pháp mổ thoát vị đĩa đệm được áp dụng hiện nay là:
1. Mổ hở
Đây là phương pháp phẫu thuật kinh điển để điều trị thoát vị đĩa đệm. Với phương pháp này, bác sĩ sẽ rạch một đường trên da từ 4cm đến 6cm để lấy đi khối đĩa đệm thì thoát ra ngoài, đồng thời giải phóng các rễ thần kinh bị chèn ép.
Nhược điểm là tàn phá nhiều mô mềm, bên cạnh đó còn đi kèm các biến chứng như vết mổ chảy máu, nhiễm trùng,…
2. Mổ nội soi
Mổ nội soi là phương pháp phẫu thuật điều trị thoát vị đĩa đệm tiên tiến, an toàn hơn so với mổ hở. Điều đặc biệt ưu điểm của phương pháp này là đường mổ nhỏ, ít gây đau đớn, thời gian hồi phục nhanh.
Mổ nội soi thường được chỉ định đối với các trường hợp thoát vị đĩa đệm có lỗ liên hợp hay ngoài lỗ liên hợp, thể trung tâm lệch bên… Các trường hợp thoát vị đĩa đệm thể trung tâm, hẹp sống ống thì không áp dụng phương pháp mổ nội soi.
3. Mổ thoát vị đĩa đệm vi phẫu
Vi phẫu thoát vị đĩa đệm được thực hiện thông qua một vết cắt nhỏ ở đường giữa của lưng dưới. Kỹ thuật vi phẫu giúp giải phóng các rễ thần kinh bị chèn ép, lấy bỏ phần đĩa đệm bị thoát ra ngoài.
Ưu điểm của phương pháp mổ vi phẫu thoát vị đĩa đệm là tỉ lệ tái phát thấp, tính thẩm mỹ cao, ít gây biến chứng hơn trên cơ thể người bệnh.
Lưu ý: Việc điều trị thoát vị đĩa đệm bằng phẫu thuật cũng còn phải tùy thuộc vào nhiều yếu tố như tuổi tác, tình trạng sức khỏe của người bệnh mới có thể đi đến quyết định có nên mổ hay là không mổ thoát vị đĩa đệm ở trường hợp nặng.
Hy vọng sau bài viết trên đây, người bệnh có thể phân biệt được thoát vị đĩa đệm khi nào nên mổ khi nào không? Từ đó, lựa chọn cho mình hướng điều trị thích hợp nhất phù hợp với mức độ bệnh hiện tại. Nhằm mục đích mang lại kết quả hồi phục nhanh nhất có thể.
Chúc độc giả sớm bình phục !
Nguồn: https://vhea.org.vn/
- 19/03/2018 08:42 - Con người uống bao nhiêu nước là đủ?
- 02/03/2018 10:59 - Phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối bằng tế bà…
- 02/03/2018 10:52 - Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh thoái hóa khớp gố…
- 02/03/2018 10:50 - Bệnh vôi hóa cột sống và cách điều trị
- 02/03/2018 10:47 - Những nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm ai cũng nên…
- 01/01/2018 16:24 - DASH - chế độ ăn uống giảm tỷ lệ tử vong do mọi n…
- 01/12/2017 15:46 - Bệnh viện ngày mai
- 16/10/2017 11:16 - Bệnh tâm thần phân liệt
- 25/08/2017 09:59 - Cách xử trí say nắng, say nóng
- 10/08/2017 18:36 - Ngày vì nạn nhân chất độc da cam 10/8