• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Dịch lý trong dược lý y học cổ truyền

  • PDF.

Bs CK1 Huỳnh Tấn Dũng - Khoa YHCT

I. ĐẠI CƯƠNG

Theo sách xưa có câu: “Quân tử học dễ tụ chi, vấn di biện chi, khoan dỉ cư chi, nhân dỉ hành chi”. “Quân tử tiến đức tu nghiệp’’ tạm dịch ra có nghĩa là: Người quân tử học để hợp lấy điều hay, hỏi để mà phân biệt, ăn ở thì rộng lượng, lấy điều nhân đức để hành động. Người quân tử tiến đức tu sửa nghiệp. Cho nên ta thấy được Đạo làm thuốc thật là cao cả, thi hành đạo thuốc thì cần lấy điều nhân làm đầu, luôn luôn tận tâm phục vụ người bệnh, không nên phân biệt giàu nghèo, chỉ mong cứu chữa được người nhanh khỏi bệnh, đồng thời không ngừng học hỏi trau dồi kinh nghiệm với đồng nghiệp.

yhct1

Hải Thượng Lãn Ông đã dạy:

  • Thấy người đau giống mình đau.
  • Phương nào cứu được mau mau trị liền.
  • Giúp người chẳng vụ tiếng danh.
  • Chẳng màng của lợi chẳng ganh ghẻ tài.

Vì vậy, Thầy thuốc cần phải thận trọng, để hết tâm hết tài khi trị bệnh, Chẩn đoán phải tinh tế , chính xác, cương quyết khi dụng dược, biết tính toán cân nhắc, lo liệu trước sau để phòng biến chứng. Sách Dịch có viết :

  • “Lý sương kiên băng chí” nghĩa là : “Đi trên sương mới biết băng sắp đến”.
  • “Thẳng là điều chính, vuông là điều nghĩa” có nghĩa là Người quân tử nên để cái chính trong lòng cho được những điều thẳng thắn, giữ điều nghĩa bên ngoài cho được vuông vức .

Chúng ta nên hiểu rằng Đạo lý của trời đất chỉ là tương đối chứ không có gì là tuyệt đối nên ta phải trị liệu cho hợp thời, không nên câu nệ vào sách vở quá nhiều vì có những điều áp dụng cho thời xưa mà thời nay ta cần phải chỉnh lý bổ sung.

Nói thật, nếu ta gặp bệnh mà Chẩn đoán không ra bệnh thì nên để người bệnh họ đi cầu thầy khác, không nên vì tự ái mà chữa liều.

II. DỊCH LÝ VỚI DƯỢC LÝ

Theo Thoán từ truyện quẻ Di viết: “Thiên địa dưỡng vạn vật”: Chữ dưỡng ở đây không chỉ nuôi sống mà thôi nhưng nó còn mang thêm ý nghĩa thiên diện và đồng nhất từ Thái cực.

Mỗi con người chúng ta sống là thực hiện quá trình khí hoá hợp với thiên địa, âm dương ngũ hành qua từng thời kỳ của cuộc đời.

Bất cứ một lý do nào đó nội thương hay ngoại cảm làm mất đi sự thăng bằng của khí hoá hoặc âm dương thì con người sẽ sinh ra bệnh. Từ đó, dựa vào tính chất này mà người thầy thuốc đã dùng dược vật để điều hoà sự thịnh suy trong con người.

Ngoài ra, còn giải thích thêm: “ Trời đất chỉ là 2 khí Âm Dương lưu hành để thành Ngũ vận    ( Kim, Mộc, Thuỷ , Hoả , Thổ ) đối đãi nhau thành Lục khí ( Phong, Hàn, Thấp, Táo, Thử, Hoả ), con người sống lấy gốc ở thiên và gần gũi với địa tức là con người bẩm thụ ngũ vận lục khí để sinh ngũ tạng lục phủ. Các vật tuy hình dáng khác nhau với con người nhưng không vật nào mà không lấy gốc ở khí nên thiên địa để sinh. Riêng vật chỉ bẩm thụ được thiên về 1 khí còn con người bẩm thụ được toàn khí của trời đất. Nếu mà khí trong con người nghiêng về thịnh hay suy thì nó sinh ra bệnh tật. Từ đây, thầy thuốc mượn dược vật thiên về 1 khí để điều hoà sự thịnh suy trong cơ thể sẽ làm cho cơ thể trở lại sự hoà bình thì hết bệnh .

- Trong dược lý, dược vật nào đắc hoả vị thì bên trong đều hàm chứa thuỷ tính và nó có thể giáng hoả. Đây cũng cái lý “ thuỷ hoả hỗ căn ”. Vì vị khổ là hoả nên có thể giáng hoả; sắc của hoả là màu hồng, khi nó sinh thổ thì sắc nó thành màu vàng (Hoàng : là màu hoả thoái) do đó dược vật màu hoàng, vị khổ chủ về thoái hoả. Ở đây, tôi xin đơn cử vị thuốc Hoàng cầm: màu vàng, vị khổ, bên trong nhiều lỗ rỗng tương ứng tam tiêu trong con người có những rãnh ngòi để thông điều thuỷ đạo bản khí, tam tiêu là thiếu dương tướng hoả. Vì thế, vị thuốc Hoàng cầm nhập vào tam tiêu và được tướng hoả. Ngoài ra , còn các cũng tương tự như: Hoàng liên, Chi tử, Đại hoàng, Chi tử, Long đởm thảo …

- Trong con người Dương khí là từ khí hải của thận phát xuất, theo tam tiêu đi lên, đến phế làm hô hấp, tràn ra da lông làm vệ khí, cũng là khí trong nước mà thôi. Trong ngũ hành , thuỷ thịnh ở phương bắc, cho nên bổ khí đều lấy thứ thuốc sinh ra phương bắc là tốt nhất. Vì vậy, dựa biện chứng trên nên ta dùng vị thuốc Hoàng kỳ là hợp lý nhất. Bởi vì Hoàng kỳ thường lấy ở phương Bắc là loại tốt nhất rễ của nó dài, ăn sâu trong lòng đất hấp dẫn thuỷ khí từ hoàng tuyền. Nó giao nơi con người làm thành hô hấp. Tất cả cũng chỉ khí này mà thôi. Khí tức là thuỷ, dẫn thuỷ tức là dẫn khí. Vì thế Hoàng kỳ rất thịnh và dùng để bổ khí. Hoàng kỳ thông ở giữa giống với hình của tam tiêu cho nên gọi Hoàng kỳ là trung dược trị tam tiêu.

Hoàng kỳ sắc vàng, vị ngọt (sắc vị thuộc thổ ) rễ lại ăn sâu trong đất được dồi dào thổ khí, vì vậy hoàng kỳ lại đại bổ tỳ. Đó là cái lý hoàng kỳ vào tỳ kinh. Bổ khí và thông đến tam tiêu.

- Trong con người Huyết được tạo ra từ tinh hoa của đồ ăn uống đắc được tâm hoả hoá thành đỏ. Khi đã thành huyết nó tràn sang mạch lưu chuyền trong cơ thể và do can tàng trữ và do tâm làm chủ. Vì thế các loại huyết dược đều đắc dược vị của địa hoả và nhập vào tâm can. Cho nên,. dựa vào luận chứng này ta thường sử dụng vị thuốc Đương quy làm chủ dược. Bởi vì Đương quy tính vị ôn, tân, khổ đó là đắc dược vị của địa hoả và tính của mộc, cho nên chất của nó trơn nhuận, nó có thể hoá trấp trợ tâm sinh huyết đẻ vận hành tới can.

Như vậy, vạn vật “ Đồng khí tương cầu ” nhưng tuỳ theo cách phối vị mà tác dụng của thuốc phát huy có khác nhau. Chẳng hạn, vị thuốc sinh ở phương nam, thấm nhiều khí hoả (số 2)  của đất còn gọi địa nhị sinh hoả  nó xâm nhập vào huyết phận nhưng trong bài thuốc “Thận khí hoàn ” Nhục quế lại dùng với tác dụng để hoá khí, bởi vì ta lý giải như sau: “ Huyết không có khí thì không lưu hành và ngược lại khí không huyết thì không có chỗ dựa”. Như vậy, khí huyết không chia lìa thành 2 thứ . Con người nhờ lỗ mũi hit khí trời (thiên dương) qua Phế, Tâm hệ dẫn tâm hoả xuống giao với Thận rồi làm cho thận thuỷ bốc hơi lên hoá khí ra miệng mũi. Dựa trên lý luận này mà trong Bài thuốc Thận khí hoàn dùng các vị thuốc Địa hoàng, Sơn dược, Sơn thù, Đan bì để sinh ra thuỷ, dùng Trạch tả để lợi thuỷ, rồi dùng Nhục quế hoá được khí là như vậy, đây là sự khéo léo mà sử dụng  trong bài thuốc này, có nghĩa Nhục quế không phải tự nó hoá khí được, không phải là thuốc của khí phần mà của huyết phần, khi đi với huyết được thì nó sẽ vào huyết phần .

Tóm lại, chúng ta thấy dược vật chính là dạng hữu hình của âm dương. Con người cũng là dạng hữu hình của âm dương. Nó chỉ khác nhau là ở mức độ bẩm thụ được về âm dương giữa con người và dược vật mà thôi. Con người bẩm thụ được toàn khí của trời đất, tứ khí của ngũ hành, còn mỗi loại vật chỉ bẩm thụ được thiên khí của trời đất mà thôi. Mỗi vật khi bẩm thụ khí âm dương, nó sẽ tiếp tục vận hành theo khí mà nó bẩm thụ được, nó vận hành theo tính, theo lý “Đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu” của Dịch lý. Vậy khi ta dùng dược vật cho người bệnh nó sẽ tiếp tục hành khí của nó đến nơi phù hợp. Đây là sự quy kinh của thuốc. Dùng thuốc điều trị bệnh thì điều hoà lại âm dương bằng sự quy kinh của thuốc đến nơi bị bệnh và cách phối vị để đạt hiệu quả. Đó là một phép tinh thông trong việc sử dụng dược vật. Việc dùng dược vật thiên về một khí âm dương của trời đất để điều hoà sự mất cân bằng về âm dương trong cơ thể con người, làm cho âm dương bình hoà con người sẽ hết bệnh, đây là lý lớn nhất trong dược vật để điều trị bệnh cho con người.

 

Lần cập nhật cuối lúc Chủ nhật, 02 Tháng 10 2016 16:02

You are here Tin tức Y học thường thức Dịch lý trong dược lý y học cổ truyền