Bs Trần Vũ Kiệt - Khoa ICU
I. TÁC ĐỘNG CỦA NHIỄM KHUẨN BỆNH VIỆN.
- Tăng sử dụng kháng sinh
- Tăng đề kháng kháng sinh
- Tăng chi phí điều trị
- Tăng thời gian nằm viện
II. NGUY CƠ NKBV TRÊN BỆNH NHÂN CÓ LỌC MÁU LIÊN TỤC.
A. Nguy cơ NKBV có thể từ nguồn nội sinh và ngoại sinh
1. Nguồn ngoại sinh
- Catheter đặt
- Hệ thống lọc
- Quả lọc
- Nước chạy CRRT
- Kỹ thuật đặt, chăm sóc catheter
2. Nguồn nội sinh
- Cơ địa người bệnh
- Bệnh đi kèm
B. Nguồn lây và đường lây trong CRRT.
1. Nguồn ngoại sinh
- Yếu tố lây nhiễm đầu tiên có thể xảy ra khi thực hiện lấy máu từ tĩnh mạch (TM)
- Quá trình này có thể xảy ra ngay từ khi thao tác đầu tiên đặt catheter vào trong lòng mạch của người bệnh
- Hậu quả gây bệnh cảnh Nhiễm khuẩn huyết
- Máy CRRT
- Catheter đặt
- Quả lọc
- Dung dịch lọc
2. Yếu tố nguy cơ NKH trên BN có đặt catheter trong lòng mạch.
2.1 Yếu tố người bệnh
- Tình trạng bệnh nặng
- Suy giảm miễn dịch của BN
- Trẻ quá nhỏ, béo phì hoặc có bệnh khác đi kèm,
2.2 Yếu tố can thiệp
- Loại catheter đặt trong lòng mạch, kỹ thuật đặt, kỹ thuật vô trùng, thời gian lưu catheter.
- Vị trí đặt: Loại catheter mạch máu ngoại biên, trung tâm
- Catheter ngoại biên ít nguy cơ hơn catheter trung tâm.
- Đối với những catheter tạo đường hầm,
- Thời gian lưu catheter càng dài, nguy cơ NKH càng gia tăng.
2.3 Yếu tố môi trường
- Đặt trong môi trường có nguy cơ lây nhiễm
- Đặt trong tình trạng cấp cứu
- Không tuân thủ quy trình, KT đặt vô khuẩn
III. NHIỄM KHUẨN BỆNH VIỆN:
BN lọc máu liên tuc:
- NK tại vị trí đặt
- NK máu
- Viêm phổi
- khác
Nhân viên y tế:
- Lây những mầm bệnh từ BN: Bệnh lây nhiễm có nguy cơ lây dịch: SARS, Cúm A (H5N1, H1N1,H7N9,..)
- Nguy cơ tử vong cao
Tác nhân gây bệnh:
Tác nhân thay đổi theo thời gian, địa lý.
- Thường gặp nhất là các cầu khuẩn gram dương (hàng đầu là Staphylococcus coagulase negative (SCN), S .aureus).
- Các vi khuẩn gram âm (P. aeruginosa, Klebsiella sp) và nấm Candida spp.
Những năm gần đây NKH trên những BN có đặt catheter tác nhân có sự gia tăng nhiễm vi khuẩn đa kháng như Acinetobacter spp, P.aeruginosa
IV.BIỆN PHÁP NGĂN NGỪA NHIỄM KHUẨN HỌC.
1. Giải pháp trọn gói làm giảm NKM.
- Vệ sinh bàn tay
- Sử dụng tối đa phòng ngừa cá nhân vô khuẩn (áo choàng, khẩu trang, găng tay, mũ và săng vô khuẩn)
- Khử trùng da với nơi tiêm truyền với Chlorhexidine
- Chọn vị trí đặt ít nguy cơ nhiễm khuẩn nhất (Vị trí dưới xương đòn đươc lựa chọn đầu tiên)
- Huấn luyện – giáo dục.
2. Lựa chọn vi trí đặt catheter
Catheter ngoại biên và Catheter có độ dài trung bình
- Lựa chọn catheter phải dựa: mục đích, thời gian sử dụng, những biến chứng có thể gặp và kinh nghiệm đặt catheter
- Ở trẻ em: ưu tiên chi trên. Khi không còn nơi khác, có thể sử dụng đặt ở chi dưới hoặc vùng da đầu lành lặn.
- Tránh sử dụng kim bằng thép để truyền dịch và thuốc, do nguy cơ gây hoại tử mô, và có thể sự thấm dịch ra ngoài mạch máu.
- Nên sử dụng ống catheter có độ dài trung bình đặt vào mạch máu trung tâm khi thời gian điều trị kéo dài trên 6 ngày.
- Cần thăm khám hàng ngày phát hiện dấu hiệu nhiễm khuẩn
- Rút bỏ catheter khi có sưng, nóng, đỏ đau tại vị trí đặt hoặc có những dấu hiệu liên quan đến NKH.
3. Vệ sinh tay và kỹ thuật vô khuẩn:
- Phải rửa tay với xà phòng và nước hoặc sát khuẩn tay với dung dịch có chứa cồn trước đụng chạm vào đường truyền,
- Phải duy trì KT vô khuẩn khi đặt và chăm sóc: đặt catheter, thay catheter, sửa chữa, bơm thuốc và thay gạc che phủ đường truyền.
- Mang găng sạch khi đặt catheter ngoại biên có nguy cơ phơi nhiễm với máu. Không được đụng chạm vào vùng da đã sát khuẩn, thân kim, đốc kim, cửa bơm thuốc của hệ thống tiêm truyền.
- Phải mang găng vô khuẩn khi đặt ống thông động mạch, catheter trung tâm và catheter trung tâm từ ngoại biên.
- Phải sử dụng găng tay vô khuẩn mới trước khi thực hiện đặt đường truyền mới, khi thay ống dẫn mới.
- Phải rửa tay sau khi tháo găng kết thúc quy trình đặt catheter.
- 25/09/2016 09:35 - Cộng hưởng từ mạch máu não (MRA mạch não)
- 25/09/2016 07:22 - Những yêu cầu chung của xét nghiệm mô bệnh học và …
- 23/09/2016 05:29 - Những điều cần biết về sơ cứu vết thương phần mềm
- 23/09/2016 04:52 - Ung thư bàng quang
- 21/09/2016 16:57 - Phòng ngừa nhiễm khuẩn bệnh viện
- 19/09/2016 19:41 - Buồng tiêm truyền chemoport
- 19/09/2016 19:03 - Haemophilus Influenzae
- 18/09/2016 19:26 - Hội chứng phế quản
- 18/09/2016 19:02 - Ung thư dạ dày
- 14/09/2016 14:32 - Tăng cường công tác kiểm soát nhiễm khuẩn vì sự an…