• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Haemophilus Influenzae

  • PDF.

CNCĐ Nguyễn Thị Phượng - Khoa Vi sinh

Haemophilus influenzae do Richard Pleiffer phân lập lần đầu tiên từ một bệnh nhân bị chết trong vụ dịch cúm lớn năm 1982 (nên còn gọi là trực khuẩn Pleiffer). Từ đó trở đi, trong một khoản thời gian dài, người ta tin rằng nó chính là căn nguyên gây ra bệnh cúm (influenzae) và đặt tên là bacterium influenzae. Mãi đến năm 1933 khi phát hiện ra virus cúm thì căn nguyên của bệnh cúm cũng như vai trò của B. influenzae mới được làm sáng tỏ: Virus cúm gây ra bệnh cúm, còn B. influenzae là vi khuẩn ăn theo (second invader) sau khi các tế bào niêm mạc đường hô hấp bị tổn thương nặng nề bởi virus cúm.

Từ những năm 1980 (trước khi có vacxin) đến năm 2005 (thời kỳ có vacxin), tỷ lệ mắc bệnh do Haemophilus giảm ≥99.8%, và tỷ lệ tử vong liên quan đến giảm ≥99.5%. Năm 2006, báo cáo hoạt động của Trung tâm giám sát vi khuẩn ước tính rằng, tại Hoa Kỳ, 4800 trường hợp (1,6 trên 100.000 dân) của nhiễm H influenzae kết quả là 700 người chết (0,23 trên 100.000 dân).

I. VI KHUẨN

1.1 Hình thái

H. influenzae là trực khuẩn hoặc cầu trực khẩn nhỏ, Gram âm. Kích thước 0,3-0,5 x 0,5-3 µm. Có thể gặp các dạng dài và mảnh như một đoạn chỉ khi điều kiện nuôi cấy không chuẩn. Không có lông, không thể có vỏ.

hi3

Hình thể của H. influenzae

1.2 Nuôi cấy

H. influenzae là loại vi khuẩn khó nuôi cấy. Chúng không mọc trên các loại môi trường nuôi cấy thông thường, chỉ mọc trong môi trường đã có sẵn hai yếu tố X và V. Yếu tố X có lẽ không phải là một chất thuần túy mà là hỗn hợp của các chất màu có chứa sắt (như hemin và hematin). Chất thường gặp trong số các chất đó là protoporphyrin IX.

H. influenzae dùng yếu tố X để tổng hợp catalase, peroxidase và các cytochrom của hệ thống vận chuyển điện tử. Máu và các sản phẩm của máu, kể cả hemin, là nguồn nguyên liệu truyền thống được sử dụng để sản xuất yếu tố X.

H. influenzae hiếu khí, mọc tốt hơn khi có CO2 (3-5%) lúc mới phân lập. Mọc tốt trên môi trường chocolat và levinthal trong khoảng nhiệt độ 23-390C mọc tối ưu: 370C. Không mọc được trên thạch máu cừu; nếu mọc được trên các loại thạch máu khác (ví dụ máu thỏ) thì không gây tan máu và khuẩn lạc nhỏ hơn nhiều so via trên thạch chocolat trong cùng các điều kiện nuôi cấy khác. Cũng trên thạch máu, người ta thấy, các khuẩn lạc của H. influenzae xung quanh cá khuẩn lạc bội nhiểm thì rất to; trong khi đó, ở những vùng xa thì, hoặc là không mọc hoặc là rất bé. Hiện tượng này gọi là hiện tượng “vệ tinh” (satellitism). Bản chất của hiện tượng này là sự tiết ra yếu tố V của vi khuẩn bội nhiểm.

1.3. Sức đề kháng

H. influenzae chịu đựng rất kém với các yếu tố ngoại cảnh. Trong bệnh phẩm, chúng chết nhanh chóng nếu để ra ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp, để khô hoặc lạnh. Các chất sát khuẩn thông thường tiêu diệt chúng một cách dễ dàng.

1.4. Kháng nguyên và miễn dịch

 Kháng nguyên vỏ, bản chất hóa học là polysacchrid, có tính đặc hiệu týp. Vỏ của týp b là một polyme mạch thẳng chứa pentose (như ribose), các typ khác thì chứa hexose. Vỏ có vai trò quan trọng trong chống thực bào hoặc bảo vệ vi khuẩn khỏi bị tiêu diệt khi đã thực bào. Vỏ của typ b đã được tinh chế dùng làm vacxin.

Hai tháng đầu sau khi đẻ, trẻ thừa hưởng kháng thể H. influenzae từ mẹ truyền sang, Kháng thể này giảm dần, có khi mất hẳn; sau đó chúng lại tăng dần theo tuổi do bị nhiểm H. influenzae, hoặc các vi khuẩn khác có các yếu tố kháng nguyên chung từ bên ngoài, tạo nên miễn dịch chủ động ở mức như người lớn. Sụ biến đổi của hiệu giá kháng thể vỏ theo tuổi có liên quan đến tình hình mắc bệnh; trẻ dưới 2 tháng rất ít khi mắc bệnh do H. influenzae gây ra, từ 2 tháng đến dưới 5 tuổi là thời kỳ hay mắc nhất, từ 5 tuổi trở lên lại ít mắc bệnh.

1.5 Phân loại

- Theo cấu thúc kháng nguyên: Chia thành 6 týp huyết thanh ( a, b, c, d, e, f ). Týp b là týp rất thường gặp và cũng là týp gây bệnh nặng nhất.

- Theo tính chất sinh học: dựa vào các tính chấy indol, urease và ornithin decarboxylase, H. influenzae được chia thành 8 týp sinh học: I, II, III, IV, V, VI, VII, VIII. Tý p I thường có tính xâm nhập mạnh và gây ra các bệnh cấp tính (viêm màng não, viêm phổi, nhiễm khuẩn huyết), các týp còn lại thường thấy trên người lành.

Các týp sinh học của H. influenzae

 hi2

2. KHẢ NĂNG GÂY BỆNH

H. influenzae ký sinh bắt buộc trên niêm mạc đường hô hấp của người. Khoảng 75% trẻ em lành có mang H. influenzae ở họng mũi nasopharyns) như là một thành viên của vi khuẩn chí bình thường. Ở người lớn, tỷ lệ này thấp hơn.

Bệnh do H. influenzae thường là thứ phát (sau sởi, cúm), gồm: viêm hô hấp dưới (viêm phế quản cấp và mạn tính, viêm phổi), nhiểm khuẩn huyết, viêm nội tâm mạc (hiếm), viêm niệu đạo và các nhiễm trùng sinh dục (âm đạo, cổ tử cung, tuyến Bartholin, vòi tử cung).

Viêm màng não do H. influenzae là một bệnh nặng và có tính cấp tính, cần được chẩn đoán và điều trị tức khắc. Ở những trẻ em mà khả năng đề kháng giảm (suy dinh dưỡng, suy giảm miễn dịch, đang mắc các bệnh nặng khác, H. influenzae từ họng mũi xâm nhập vào máu đến màng não. Cũng có giả thuyết cho rằng, H. influenzae đến màng não bằng cách trực tiếp chui qua xoang sàng.

Hib viêm màng não chủ yếu ảnh hưởng đến trẻ em dưới 2 tuổi, với một tần số cao ở trẻ độ tuổi từ 6-9 tháng. Viêm nắp thanh quản là phổ biến nhất ở trẻ em từ 2-7 tuổi, nhưng cũng có thể xảy ra ở người lớn. Viêm phổi do Hib thường xảy ra ở trẻ em từ 4 tháng đến 4 năm. Hib gây viêm khớp nhiễm khuẩn và viêm mô tế bào ở trẻ em dưới 2 tuổi; trước khi chủng ngừa liên hợp đã trở thành có sẵn, Hib là nguyên nhân hàng đầu của bệnh viêm khớp ở nhóm tuổi này. Hib viêm khớp nhiễm trùng cũng xảy ra ở người lớn. Trước khi sử dụng các vắc-xin Hib, Hib là nguyên nhân hàng đầu của nhiễm trùng máu sau nhiễm Streptococcus pneumoniae ở trẻ em từ 6-36 tháng. H influenzae gây viêm tai giữa có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến nhất ở trẻ em từ 6 tháng đến 6 tuổi.

Hib gây nhiễm trùng sơ sinh do lây qua đường sinh dục nữ, nhiễm trùng huyết mẹ, và đôi khi, gặp ở các bệnh xâm lấn khác. Nó cũng gây ra viêm tai giữa, viêm xoang, viêm phế quản và viêm phổi ở tất cả các nhóm tuổi.

3. CHẨN ĐOÁN VI SINH VẬT

3.1. Chẩn đoán trực tiếp

Nhộm soi: lấy cặn ly tâm dịch não tủy nhộm có thể thấy các cầu trực khuẩn Gram âm, to nhỏ thong đều, bắt màu mờ nhạt trên vi trường có nhiều bạch cầu đa nhân; rải rác có các vi khuẩn rất dài và mảnh. Tính chất đa hình thái như zậy là một dấu hiệu tôt để ngĩ tới H. influenzae.

Tìm kháng nguyên vỏ týp b trong bệnh phẩm: để chẩn đoán nhanh các nhiểm trùng do H. influenzae týp gây ra, ngày nay, người ta dùng kỹ thuật miễn dịch để phát hiện kháng nguyên týp b trong dịch não tủy, máu và nước tiểu. Các phương pháp miễn dịch được phát hiện là miễn dịch điện di đối lưu, ngưng kết thụ động, đồng ngưng kết và ELISA via kháng thể đơn dòng.

Tìm ADN: dùng một đoạn ADN mẫu đánh dấu phóng xạ hoặc dùng kỹ thuật nhân gen PCR (polymerase chain reaction) để tim đoạn ADN đặc trưng của H. influenzae trong bệnh phẩm.

3.2. Nuôi cấy

Nếu bệnh phẩm không bội nhiểm (các loại dịch trong các khoang kín, máu) thì dùng thạch chocolat thường. Nếu bệnh phẩm bội nhiểm (đờm, nhầy họng, dịch hút khí quản) thì dùng thạch chocolat có bacitracin (300 µg/ml) để ức chế các tạp khuẩn. Để các môi trường đã nuôi cấy vào khí trường 3-5% CO2 ở 370C. Xác định vi khuẩn dựa vào:

  • Hình thái, tính chất nuôi cấy
  • Nhu yếu: dùng kỹ thuật “vệ tinh”, khoanh giấy (V, X) và porphyrin.
  • Kháng huyết thanh: dùng phản ứng ngưng kết trên phiến kính hoặc phản ứng phình vỏ via kháng huyết thanh mẫu (từ a đến f). Đương nhiên, những chủng không có vỏ thì thong dùng được phương pháp này.
  • Định týp sinh học: týp sinh học có giá trị về dịch tễ học; trong viêm màng não, hơn 90% số chủng thuộc về týp I. Kỹ thuật này có thể áp dụng được cho tất cả các chủng có vỏ hoặc thong có vỏ.

4. PHÒNG BỆNH VÀ ĐIỀU TRỊ

4.1. Phòng bệnh

- Phòng không đặc hiệu:

Viêm màng não do H. influenzae týp b là một bệnh lây theo đường hô hấp. Bệnh nhân phải được cách ly. Người lành tiếp xúc với người bệnh phải uống thuốc kháng sinh dự phòng

- Phòng đặc hiệu:

 Vacxin thế hệ thứ nhất: được tinh chế từ vỏ polysaccharid của H. influenzae týp b. Đáp ứng miễn dịch đối với vacxin này thì tốt ở nhóm trẻ em trên hai tuổi nhưng rất kém ở nhóm dưới hai tuổi, nhóm mà nguy cơ mắc bệnh cao nhất.

 Vacxin thế hệ thứ hai: nhược điểm của vacxin thế hệ thứ nhất là tính sinh miễn dịch kém; vì vậy, hiện nay người ta đã gắn kháng nguyên này vào một protein mang (carrier protein) tạo nên một hỗn hợp, trong đó protein polysaccharid được tăng cường và vacxin này được chứng minh là gây đáp ứng miễn dịch tốt hơn vacxin thế hệ thứ nhất trên trẻ nhỏ.

4.2. Điều trị

Năm 1968, lần đầu tiên, một trường hơp viêm màng não mủ do H. influenzae điều trị bằng ampicillin bị thất bại. Năm 1974, những chủng kháng ampicillin do sinh ra men β-tactamase đã thật sự được chứng minh.

H. influenzae kháng cloramphenicol nhờ men chloramphenicol acetyl-transferase (CAT). Men này xúc tác quá trình chuyển hóa hai nhóm acetyl từ coenzym A tới những vị trí hoạt động của phân tử chloramphenicol; nhờ vậy, tính chất ức chế tổng hợp protein của chloramphenicol bị mất đi.

Vì vậy, điều trị các nhiễm trùng do H. influenzae gây ra phải dựa vào kháng sinh đồ. Trong khi chưa có kết quả kháng sinh đồ hoặc khi không phân lập được vi khuẩn, hiện nay, người ta ưu tiên lựa chọn ampicillin và/hoặc chloramphenicol. Dùng cephalosporin thế hệ thứ 3 (ví dụ, cefotaxim) cũng cho kết quả rất tốt.

Tài liệu tham khảo

  1. Lê Huy Chính (2007), “Haemophilus influenza ”, Vi sinh vật y học, NXB Y học, tr.213 -218.
  2. Dịch từ http://emedicine.medscape.com/article/218271-overview#a2

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 19 Tháng 9 2016 19:19

You are here Tin tức Y học thường thức Haemophilus Influenzae