• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Tin tức Y học

Ngân hàng sữa mẹ và vai trò thúc đẩy nuôi con bằng sữa mẹ

  • PDF.

Bs Nguyễn Thị Kiều Trinh - Khoa Phụ Sản

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo trẻ sơ sinh cần được cho bú mẹ hoàn toàn trong sáu tháng đầu đời để có một khởi đầu tốt nhất cho cuộc sống khoẻ mạnh. Trẻ bú mẹ lâu hơn có nguy cơ mắc bệnh nhiễm khuẩn và tử vong thấp hơn, chỉ số thông minh cao hơn trẻ chỉ bú mẹ trong thời gian ngắn hoặc không được bú mẹ. Trẻ sơ sinh không được tiếp cận nguồn sữa mẹ sẽ mất đi cơ hội nhận được lợi ích từ sữa mẹ và điều này đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ sinh non và nhẹ cân vì nhóm trẻ này có nguy cơ lớn bị viêm ruột hoại tử nếu không được bú mẹ. Ngân hàng sữa mẹ (NHSM) cung cấp sữa mẹ hiến tặng đã được thanh trùng cho những trẻ sơ sinh có nguy cơ cao không được tiếp cận với mẹ ruột, tạo điều kiện thuận lợi cho nhóm trẻ này nhận được những lợi ích quan trọng từ sữa mẹ. Sữa mẹ được hiến tặng sẽ được kiểm tra sàng lọc bệnh tật và các vấn đề sức khoẻ khác. WHO khuyến cáo nên sử dụng sữa mẹ hiến tặng cho trẻ nhẹ cân và non tháng khi không có sữa mẹ ruột.

suame1

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ tư, 17 Tháng 4 2019 18:52

Tập huấn kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện

  • PDF.

Phòng KHTH

Chiều ngày 02/4/2019 Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Nam phối hợp với bệnh viện Trung ương Huế khai giảng lớp tập huấn” Kiễm soát nhiễm khuẩn bệnh viện”.  

Chủ trì lớp tập huấn:

Trung tâm đào tạo chỉ đạo tuyến Bệnh viện Trung ương Huế,

Thành phần tham dự:

Các học viên là Bác sĩ, Điều dưỡng, hộ sinh, Kỹ thuật viên đến từ các khoa Lâm sàng, cận lâm sàng và đặc biệt là 18 cơ sở Y tế huyện, thị, thành phố trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.

Tại đây, các học viên được tập huấn các nội dung theo Thông tư số:16/2018/TT-BYT của Bộ Y tế Quy định về Kiểm soát nhiễm khuẩn trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh như: Giám sát nhiễm khuẩn bệnh viện; Quy trình vệ sinh buồng phẫu thuật; Hướng dẫn thực hành vệ sinh tay; Hướng dẫn xử lý dụng cụ phẫu thuật nội soi và xử lý ống nội soi mềm; Phòng ngừa nhiễm khuẩn tiết niệu liên quan đến đặt thông tiểu; Hướng dẫn kiểm soát nhiễm khuẩn tại khoa gây mê hồi sức trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;… Đây là hoạt động nhằm nâng cao kiến thức chuyên môn và năng lực quản lý về Kiểm soát nhiễm khuẩn cho cán bộ y tế trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.

Sau 05 ngày tập huấn các học viên được nhận chứng chỉ đào tạo liên tục.

Một số hình ảnh lớp học:

ksnkhuan1

 Hình 1: Bs Trần Tấn Dũng - Phó Giám đốc BV phát biểu khai mạc lớp

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ ba, 09 Tháng 4 2019 09:50

Khoa Mắt Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Nam phẫu thuật đặt thủy tinh thể nhân tạo cho bệnh nhân trong tỉnh Quảng Nam.

  • PDF.

Khoa Mắt

Những ngày đầu Khoa Mắt Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Nam thực hiện tài trợ toàn bộ chi phí cùng chi trả bảo hiểm y tế cho người bệnh phẫu thuật PHACO, đặt thủy tinh thể nhân tạo cho bệnh nhân đục thủy tinh thể trong tỉnh Quảng Nam.

Bệnh nhân trong tỉnh đã tham gia rất nhiều, phấn khởi, hài lòng với kết quả phẫu thuật cũng như cung cách phục vụ người bệnh của toàn thể nhân viên khoa Mắt.

Khoa Mắt Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Nam xin cảm ơn tất cả các bệnh nhân đã tin tưởng đến với chúng tôi. Chúng tôi cũng xin gởi lời cám ơn đến Ban lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam, khoa Gây mê phẫu thuât và các phòng ban liên quan của Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam đã đồng hành cùng chương trình.

mothuy1

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ năm, 28 Tháng 3 2019 19:32

Hội thảo hướng dẫn triển khai kế hoạch hành động quốc gia tiến tới loại trừ lây truyền HIV, viêm gan B và giang mai từ mẹ sang con giai đoạn 2018-2030

  • PDF.

BS Nguyễn Thị Kiều Trinh - Khoa Phụ Sản

Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, hàng năm riêng tại khu vực Tây Thái Bình Dương có khoảng 180.000 trẻ bị nhiễm viêm gan vi rút B, 13.000 trẻ bị nhiễm giang mai và 1.400 trẻ bị nhiễm HIV trong khi các bệnh này hoàn toàn có thể phòng tránh được thông qua các can thiệp sẵn có và đơn giản như xét nghiệm sàng lọc, quản lý điều trị phụ nữ có thai và tiêm chủng cho trẻ ngay sau sinh. Cũng theo Tổ chức Y tế Thế giới, điều quan trọng hơn là việc phòng ngừa 3 bệnh kể trên đều dựa trên các giải pháp can thiệp tương tự và được triển khai thực hiện trên cùng đối tượng là bà mẹ mang thai và trẻ sơ sinh tại các cơ sở cung cấp dịch vụ trong hệ thống CSSKSS/SKBMTE. Tuy nhiên, tại Việt Nam cũng như ở nhiều quốc gia trong khu vực, dịch vụ dự phòng và kiểm soát HIV/AIDS, giang mai và viêm gan B vẫn được thực hiện chủ yếu thông qua hệ thống, chương trình ngành dọc, thiếu sự phối hợp, liên kết cần phải có giữa các hệ thống như: CSSKSS, Phòng chống HIV/AIDS, da liễu, truyền nhiễm... Việc cung cấp dịch vụ như vậy chính là rào cản, hạn chế bà mẹ và trẻ sơ sinh tiếp cận dịch vụ, gây lãng phí nguồn lực cũng như làm hạn chế hiệu quả của các can thiệp.

hoithao1

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ tư, 20 Tháng 3 2019 21:27

Sàng lọc tim bẩm sinh bằng máy đo độ bão hòa oxygen

  • PDF.

BSCKII Nguyễn Thị Kiều Trinh - Khoa Phụ Sản

Bệnh tim bẩm sinh (TBS) là các dị tật bẩm sinh phổ biến nhất. Trẻ sơ sinh mắc TBS do bất thường trong cấu trúc của tim sẽ làm cho tuần hoàn máu trong cơ thể không hoạt động bình thường.

Bệnh tim bẩm sinh là loại dị tật bẩm sinh phổ biến nhất và nguyên nhân chưa được biết rõ, có thể do sự kết hợp giữa yếu tố di truyền và môi trường. Trung bình trong số 1000 trẻ sinh ra sẽ có khoảng 8 trẻ mắc một trong số các dạng BTBS. Một số dạng TBS ảnh hưởng rất ít hoặc không ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển của trẻ. Tuy nhiên một số TBS ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ và làm tăng nguy cơ tử vong nếu không được phát hiện sớm và xử trí kịp thời sau khi sinh.

Việc khám trẻ sơ sinh trong vòng 24 giờ đầu tiên là phương pháp phổ biến nhất hiện nay để sàng lọc các bệnh tim bẩm sinh, tuy nhiên phương pháp này chỉ cho phép phát hiện khoảng 50% trường hợp trên các trẻ sơ sinh.

sp1sp2

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ bảy, 09 Tháng 3 2019 21:13

You are here Tin tức Tin tức y học