Khoa Ngoại Tiêu hoá –
Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam tiếp tục phát huy sứ mệnh là bệnh viện tuyến cao nhất tỉnh cấp cứu các trường hợp nặng trong địa bàn trong mùa dịch COVID 2020.
Vào sáng ngày 8/8/2020 Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam nhận được cuộc gọi khẩn cấp đường dây nóng từ Trung tâm Y tế Nam Trà My về một trường hợp bệnh nhân bị dao đâm trong tình trạng nguy kịch. Sau khi tiếp nhận thông tin, lãnh đạo bệnh viện Đa khoa Quảng Nam đã khởi động báo động đỏ toàn viện, huy động êkip bác sỹ Cấp cứu và Ngoại Tiêu hoá sẵn sàng tiếp nhận bệnh nhân.
Bệnh nhân là chị Nguyễn Thị T, 35 tuổi. Địa chỉ: xã Trà Don, huyện Nam Trà My, Quảng Nam. Bệnh nhân được chuyển vào khoa cấp cứu bệnh viện Đa khoa Quảng Nam vào lúc 9:20 trong tình trạng nguy kịch. Qua thăm khám, phát hiện bệnh nhân có một vết thương 5 cm ở hạ sườn trái gây mất máu cấp, suy hô hấp. Bệnh nhân được chẩn đoán vết thương thấu bụng gây choáng mất máu - tràn khí tràn máu màng phổi trái. Các bác sỹ đã hội chẩn và quyết định vừa hồi sức vừa phẫu thuật cấp cứu. Êkip phẫu thuật gồm các bác sỹ khoa Ngoại Tiêu hoá và Ngoại Tiết niệu-Lồng ngực.
Quá trình phẫu thuật kéo dài 90 phút, bệnh nhân được phẫu thuật dẫn lưu màng phổi bên trái, khâu gan cầm máu, khâu lỗ thủng dạ dày, khâu cơ hoành và được truyền 2 đơn vị máu trong khi mổ. Sau phẫu thuật chuyển đến khoa Hồi sức tích cực-Chống độc theo dõi và được truyền thêm 2 đơn vị máu. Sau đó bệnh nhân qua cơn nguy kịch và được chuyển về khoa Ngoại tiêu hoá theo dõi điều trị tiếp. Hiện tại sau 5 ngày điều trị bệnh nhân đã được rút dẫn lưu màng phổi, tự ngồi dậy được và ăn cháo.
Bệnh nhân đã được rút dẫn lưu màng phổi, ngồi dậy được và ăn cháo
Vết thương thấu bụng là thương tổn trực tiếp vào thành bụng xuyên thấu từ ngoài da đến thủng lớp phúc mạc, hoặc gián tiếp đi từ các vùng khác như vết thương ngực-bụng (thủng cơ hoành); vết thương chọc thủng tầng sinh môn xuyên thấu vào phúc mạc, thậm chí vết thương từ phía lưng xuyên ra trước gây thủng phúc mạc…Vết thương thấu bụng cần được chẩn đoán và xử trí sớm vì tổn thương tạng tiêu hóa bên trong có thể gây nên nguy hiểm đến tính mạng người bệnh đặc biệt là các tổn thương tạng đặc-mạch máu lớn gây mất máu cấp tính dễ đưa đến tử vong nhanh.
Vấn đề đánh giá và thăm dò vết thương là bước đầu giúp cho bác sỹ có phương pháp xử lý đúng đắn. Phải mổ càng sớm càng tốt, đối với bệnh nhân bị choáng mất máu vừa tiến hành hồi sức vừa phẫu thuật, mục đích chính là cầm máu, khi thương tổn chảy máu được loại trừ sẽ giúp cho hồi sức đáp ứng nhanh và hiệu quả. Tuyệt đối không do dự, chờ hồi sức khá lên mới đem mổ thì sẽ bị thất bại, bệnh nhân sẽ không phục hồi mà ngày càng nặng thêm.
- 28/09/2020 13:50 - Cắt bỏ thành công khối u lớn hiếm gặp chèn cổ bệnh…
- 28/09/2020 10:55 - Chìa khóa sắt hoen rỉ nằm trong tai cả năm sau tai…
- 25/09/2020 20:06 - Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Nam một địa chỉ đáng …
- 13/09/2020 19:25 - Điều trị thành công bệnh nhân mắc phải chủng vi kh…
- 24/08/2020 11:19 - Khoa Ngoại Chấn Thương Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Quản…
- 14/08/2020 17:08 - Thêm một trường hợp ngưng tim ngoại viện do nhồi m…
- 06/08/2020 20:34 - Chào mừng "Tuần lễ nuôi con bằng sữa mẹ"
- 03/08/2020 21:09 - Khẩn trương triển khai quyết liệt các biện pháp cấ…
- 01/08/2020 17:52 - Số điện thoại đường dây nóng của các TTYTDP và các…
- 01/08/2020 15:05 - Rà soát, quản lý, thực hiện cách ly trường hợp đi …