• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Ttin thuốc

Ảnh hưởng của thiết bị tiêm truyền lên độ ổn định của thuốc

  • PDF.

Ds Nguyễn Thị Mai

Khi xem xét các yếu tố ảnh hưởng lên độ ổn định và tương hợp của thuốc, thì chắc chắn một trong những yếu tố đó là kỹ thuật tiêm truyền, nó ảnh hưởng trên cả bản chất cũng như mức độ phân rã của thuốc. Ngược lại độ ổn định và tương hợp của thuốc cũng ảnh hưởng lên việc lựa chọn kỹ thuật tiêm truyền.

Những năm gần đây, thuốc tiêm truyền thường được dùng với thể tích lớn. Một vài thuốc được xem là thành phần không thể thiếu trong dung dịch tiêm truyền chuẩn, đặc biệt là dịch truyền dinh dưỡng với rất nhiều thành phần. Khoảng phải đến hàng triệu loại dịch truyền dinh dưỡng nếu ta hoán vị các thành phần thường có trong các dịch tuyền này với nhau để tạo ra một chế phẩm mới, đó là không kể đến sự khác biệt về nồng độ. Bên cạnh đó do thời gian tiếp xúc lâu dài với ánh sáng và nhiệt độ môi trường nên nguy cơ bất ổn định và tương kỵ thuốc là rất cao.

tiem1

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ năm, 19 Tháng 3 2015 12:34

Tác dụng không mong muốn và độc tính của thuốc kháng sinh

  • PDF.

Ds Nguyễn Thị Mai

Thuốc được đưa vào nước ta bằng nhiều đường khác nhau do vậy chưa được kiểm soát chặt, đặc biệt là nhóm thuốc kháng sinh, ngày nay có nhiều biệt dược mới xuất hiện và kháng sinh cũng là một loại thuốc được sử dụng nhiều nhất trong điều trị. Tuy vậy, một số thuốc kháng sinh còn có tác dụng phụ (tác dụng không mong muốn) không định trước được có thể xảy ra ở người bệnh  với liều thường dùng và khi dùng liều cao thì hầu hết các thuốc đều có độc tính.

tacdungphu1

Những tác dụng phụ và độc tính hay gặp ở một số thuốc kháng sinh thường dùng:

A. Nhóm beta- lactam:

1. Dị ứng, những biểu hiện dễ gặp là:

- Choáng phản vệ, khó thở, trụy tim mạch

- Ngoài da: Ngứa, mày đay( gặp ngay hoặc trong vòng 2 ngày sau khi dùng thuốc), có thể tai biến chậm sau ngày thứ 3( ban đỏ dạng sởi, phát ban bọng nước).

- Bệnh huyết thanh: 4-12 ngày sau khi dùng thuốc có sốt, viêm khớp, bệnh hạch, lách to, giảm bạch cầu.

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ ba, 17 Tháng 3 2015 17:32

Cảnh báo về các nguy cơ khi sử dụng kháng sinh vancomycin

  • PDF.

Ds Nguyễn Thị Thúy Hằng

Vancomycin là chất kháng sinh thuộc nhóm glycopeptid đã được đưa vào chữa bệnh từ hơn 40 năm qua, nhưng ngày nay vẫn được coi là kháng sinh quan trọng do hiệu quả chữa bệnh cao khi dùng đơn thuần hoặc phối hợp với các kháng sinh khác, chống lại các vi khuẩn đã nhờn với nhiều loại kháng sinh thông dụng. Đặc biệt trong điều trị tích cực các bệnh nhiễm trùng nguy hiểm do các chủng vi sinh vật kháng methicillin (chất kháng sinh nhóm β-lactam) gây nên.

Cơ chế tác dụng vancomycin và sức đề kháng:

 vanco1

Biểu đồ này cho thấy chỉ có một trong hai cách vancomycin chống lại các vi khuẩn (ức chế tế bào liên kết ngang) và chỉ một trong nhiều cách mà vi khuẩn có thể trở nên kháng với nó:

1. Vancomycin được thêm vào môi trường vi khuẩn trong khi nó đang cố gắng để tổng hợp thành tế bào mới. Ở đây, các sợi tế bào đã được tổng hợp, nhưng chưa liên kết ngang.

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ sáu, 10 Tháng 7 2015 09:07

Không nên sử dụng lidocain 2% để điều trị đau do mọc răng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

  • PDF.

Ds Nguyễn Thị Cẩm Vân

Trong năm 2014, FDA đã nhận được 22 trường hợp báo cáo phản ứng bất lợi, bao gồm cả tử vong đối với trẻ em từ 5 tháng tuổi đến 3,5 tuổi sử dụng dung dịch lidocain 2% để điều trị đau răng, viêm miệng hoặc do trẻ vô tình nuốt vào đường tiêu hóa. Do đó FDA đã yêu cầu nhà sản xuất bổ sung vào phần “ cảnh báo đặc biệt” trong tờ hướng dẫn  các nguy cơ gặp các phản ứng nghiêm trọng và bổ sung hướng dẫn về liều dùng khi kê đơn.

Tại Anh các chế phẩm chứa lidocain 2% chỉ dùng cho trẻ em trên 12 tuổi. Đối với trẻ em trên 3 tháng tuổi, có thể sử dụng chế phẩm chứa lidocain 0,3%, 0,5% và 0,6% nhưng cần phải tuân thủ liều dùng và khoảng cách giữa các lần dùng tối thiểu là 3 giờ. Ở Việt Nam, một số chế phẩm chứa lidocain 2% đã được cấp số đăng ký lưu hành như Kamistad-Gel N, Xylocain gel 2%.

kamist

Đọc thêm...

Phản ứng bất lợi nghiêm trọng liên quan đến Rodogyl (metronidazol/spiramycin)

  • PDF.

Ds Hoàng Văn Nam

Thuốc phối hợp cố định liều metronidazol và spiramycin được sử dụng phổ biến trong nha khoa để điều trị nhiễm khuẩn răng miệng cấp tính, mạn tính hoặc tái phát và dự phòng nhiễm khuẩn tại chỗ sau phẫu thuật nha khoa. Tại Việt Nam, hiện có 39 số đăng ký trong nước chứa hai hoạt chất trên. Một số nước như Pháp, Tây Ban Nha, Séc, Mexico, Argentina… cũng đang lưu hành trên thị trường dạng thuốc phối hợp này.

rodogyl

Khi sử dụng dạng phối hợp metronidazol và spiramycin, bệnh nhân có nguy gặp các phản ứng có hại (ADR) do một trong hai hoặc cả hai thuốc thành phần. Phản ứng có hại thường gặp nhất khi uống metronidazol bao gồm buồn nôn, nhức đầu, chán ăn, khô miệng, miệng có vị kim loại. Khoảng 5 – 25% bệnh nhân sử dụng metronidazol gặp các ADR trên đường tiêu hóa. Các ADR trên đường tiêu hóa (buồn nôn, nôn, ỉa chảy, khó tiêu) cũng thường gặp khi uống spiramycin, với tỷ lệ xảy ra trên 1/100. Một số ADR khác có thể xảy ra khi sử dụng thuốc bao gồm: phát ban trên da, mày đay, ngứa, dị cảm, xét nghiệm chức năng gan bất thường (liên quan đến metronidazol); phát ban trên da, đau đầu, bệnh thần kinh ngoại vi, chóng mặt, co giật, lẫn lộn, ảo giác (liên quan đến spiramycin) [1].

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ ba, 18 Tháng 11 2014 15:02

You are here Tin tức Thông tin thuốc