Ds Đặng Thị Ngọc Hà
Sai sót liên quan đến thuốc (Medication error – ME) là một trong những nguyên nhân gây hại không được chú ý trong quá trình sử dụng thuốc cho người bệnh. Theo Tổ chức y tế thế giới – WHO, sai sót liên quan đến thuốc là một thất bại không có chủ đích trong quá trình điều trị bằng thuốc dẫn đến hoặc có nguy cơ dẫn đến tổn hại cho bệnh nhân.
I. Phân loại các sai sót trong quá trình sử dụng thuốc:
- Sai sót trong chỉ định thuốc: sai sót trong lựa chọn loại thuốc (sai chỉ định, chống chỉ định, tiền sử dị ứng, chống phối hợp với thuốc đang điều trị và các yếu tố khác).
- Sai sót do chỉ định thiếu thuốc: bệnh nhân không được dùng loại thuốc cần thiết.
- Sai do thừa thuốc: Sử dụng loại thuốc không cần thiết cho bệnh nhân đó.
- Sai thời gian: bệnh nhân dùng thuốc ngoài khoảng thời gian cho phép hoặc thời điểm uống thuốc không phù hợp.
- Sai liều: bao gồm dùng liều quá cao hay quá thấp hơn liều điều trị, quên liều, đưa thêm liều không đúng như chỉ định hoặc không nhớ liều dùng cho bệnh nhân
- Sai dạng bào chế: dùng cho bệnh nhân loại thuốc không đúng dạng bào chế thích hợp, ví dụ: kê thuốc đường tiêm, trong khi bệnh nhân có thể uống và sinh khả dụng đường uống cao
- Sai trong chuẩn bị thuốc: thuốc được pha chế hoặc thao tác không đúng trước khi sử dụng
- Sai kỹ thuật dùng thuốc: quy trình không phù hợp hoặc không đúng kỹ thuật sử dụng thuốc
- Sai khi dùng thuốc biến chất: dùng thuốc hết hạn hoặc hư hỏng
- Sai trong theo dõi: thiếu sót trong việc đánh giá chế độ điều trị và phát hiện các vấn đề trong sử dụng thuốc hoặc không sử dụng dữ liệu lâm sàng hoặc xét nghiệm phù hợp để đánh giá đầy đủ đáp ứng của bệnh nhân với thuốc được kê đơn.
- Sai trong tuân thủ điều trị: bệnh nhân thiếu tuân thủ điều trị với thuốc được kê đơn
- Sai sót khác: những sai sót không phân loại được theo các nhóm trên.
Một trong những ví dụ thường xảy ra sai sót liên quan đến thuốc đó là nhầm lẫn do bao bì nhìn giống nhau, đọc giống nhau:
Nhìn giống nhau, đọc giống nhau
Đọc giống nhau
Nhìn giống nhau
(Atropin 0,25mg/ml dạng ống; Adrenalin 1mg/ml dạng ống)
Các thuốc có tên đọc gần giống nhau nhưng có mục đích dùng khác nhau và chỉ cần một sai sót trong đánh vần cũng có thể gây tác hại nghiêm trọng cho bệnh nhân.
Ví dụ: thuốc Vincystin 200mg có tác dụng làm loãng đờm và Vincristin 1mg/2ml là thuốc chống ung thư gây độc tế bào.
II. Hậu quả do sai sót trong sử dụng thuốc:
- Gây tăng tác dụng phụ của thuốc
- Giảm hiệu quả điều trị
- Kéo dài thời gian nằm viện
- Gây tăng chi phí điều trị
- Làm giảm lòng tin của bệnh nhân với chất lượng điều trị bệnh của cơ sở y tế.
III. Giải pháp hạn chế sai sót trong sử dụng thuốc:
- Khai thác kỹ tiền sử dùng thuốc của BN (đặc biệt BN chuyển nơi điều trị)
- Kê đơn phù hợp với chẩn đoán và hướng dẫn điều trị
- Kê đơn đầy đủ, rõ ràng
- Sử dụng phần mềm để nhập thuốc
- Lưu ý tránh nhầm lẫn các thuốc LASA (Nhìn giống nhau – Đọc giống nhau)
- Cần tuân thủ quy tắc “5 đúng” (Đúng thuốc, đúng liều lượng, đúng thời điểm, đúng đường dùng và đúng bệnh nhân).
- Tránh sự gián đoạn trong quá trình sử dụng thuốc cho bệnh nhân.
- Hướng dẫn bệnh nhân để nâng cao hiểu biết về sử dụng thuốc, đặc biệt đối với bệnh nhân có bệnh mãn tính.
Nguồn: Tài liệu đào tạo liên tục
- 01/09/2019 08:20 - Sử dụng hợp lý các thuốc giảm đau thông dụ…
- 21/08/2019 17:58 - Cập nhật so sánh hiệu quả thuốc Tenofovir và Entec…
- 12/05/2019 16:44 - Một số thay đổi của thông tư 30/2018/TT-BYT so với…
- 04/04/2019 21:01 - Khuyến cáo thận trọng sử dụng natri valproat ở trẻ…
- 26/01/2019 11:15 - Các nội dung thay đổi, bổ sung đối với thuốc chứa …
- 09/12/2018 08:20 - Cập nhật thông tin về danh mục và tỷ lệ, điều kiện…
- 05/12/2018 11:28 - Cập nhật thông tin mới liên quan đến tính an toàn …
- 27/09/2018 20:10 - FDA chấp thuận Fremanezumab(Ajovy) cho dự phòng bệ…
- 17/07/2018 07:41 - Các nội dung thay đổi/ bổ sung đối với thuốc chứa …
- 11/03/2018 14:07 - Những lưu ý khi lựa chọn kháng sinh theo cơ địa bệ…