DS. Võ Thị Thu
Tên chung quốc tế: Suxamethonium
Loại thuốc: Thuốc chẹn thần kinh – cơ khử cực
Dạng thuốc và hàm lượng: Ống tiêm Suxamethonium clorid : 20 mg; 50mg; 100mg/ml. Lọ thuốc tiêm: 50mg; 100mg.
Dược lý và cơ chế tác dụng: Suxamethonium là thuốc chẹn thần kinh – cơ khử cực. Các thuốc chẹn thần kinh – cơ khử cực cạnh tranh với Acetylcholin ở thụ thể cholinergic tại bản vận động và cũng giống như Acetylcholin, chúng gắn vào các thụ thể đó gây nên khử cực. Tuy nhiên, do ái lực cao với thụ thể cholinergic và tính kháng acetylcholinesterase, thuốc gây khử cực kéo dài hơn acetylcholin. Tác dụng này lúc đầu gây ra co cơ thoáng qua, thường thấy như giật bó cơ, sau đó ức chế dẫn truyền thần kinh – cơ. Kiểu chẹn thần kinh – cơ này không bị đối kháng, thậm chí có thể được tăng cường bởi các thuốc kháng cholinesterase. Dùng kéo dài hoặc nhắc lại các thuốc chẹn thần kinh – cơ khử cực có thể gây ra chẹn thần kinh – cơ giống như chẹn thần kinh – cơ không khử cực dẫn đến suy hô hấp kéo dài hoặc ngừng thở.
Suxamethonium được dùng chủ yếu để gây giãn cơ trong các thủ thuật ngắn như đặt nội khí quản, nội soi, tiểu phẩu, liệu pháp gây sốc bằng điện hoặc bằng thuốc sau khi đã gây mê toàn thân. Suxamethonium được dùng chủ yếu để gây giãn cơ trong thủ thuật chỉnh hình. Do thời gian tác dụng ngắn, Suxamethonium thường là thuốc chẹn thần kinh - cơ khử cực được chọn cho thủ thuật kéo dài dưới 3 phút. Ngoài ra do thuốc bắt đầu tác dụng nhanh, nên thuốc thích hợp cho tình trạng cấp cứu khi cần đặt nội khí quản nhanh. Thời gian tác dụng của Suxamethonium có thể kéo dài bằng cách truyền tĩnh mạch liên tục hoặc chia thành liều nhỏ để tiêm.
Chỉ định: Hỗ trợ gây mê toàn thân, tạo thuận lợi cho đặt nội khí quản, giãn cơ trong phẩu thuật hoặc thông khí cơ học (thở máy) , giúp mềm cơ trong nắn xương gãy.
Nhưng theo nguồn tin mới cập nhật vào 25/12/2017 thì chỉ định của các chế phẩm tiêm chứa Suxamethonium được giới hạn lại, cụ thể như sau:
- Cân nhắc việc sử dụng Suxamethonium trong chỉ định giãn cơ cho các phẫu thuật ngắn không còn thích hợp với các tiêu chuẩn hiện hành, mặt khác, do nguy cơ gây phản vệ khi sử dụng các cura giãn cơ nói chung và đặc biệt là Suxamethonium, các chế phẩm có chứa Suxamethonium không được sử dụng với chỉ định "gây mê tác dụng ngắn trong phẫu thuật".
- Các chỉ định của Suxamethonium từ này được giới hạn như một thuốc trợ mê cho gây mê toàn thân:
+ Ở người lớn và trẻ em: hỗ trợ đặt nội khí quản để nhanh chóng tiến hành thủ thuật được chứng minh bằng nguy cơ hít phải dịch dạ dày
+ Ở người lớn: trong điều trị bằng liệu pháp sốc điện để có được sự giãn cơ nhanh chóng.
Thông tin dành cho các bác sỹ chuyên khoa cấp cứu, gây mê hồi sức và dược sỹ bệnh viện.
Nguồn: Cảnh giác dược, Dược thư quốc gia Việt Nam
Bản quyền thuộc Trung tâm Quốc gia về Thông tin thuốc và Theo dõi phản ứng có hại của thuốc
Địa chỉ: 13 - 15 Lê Thánh Tông - Hoàn Kiếm - Hà Nội
- 27/09/2018 20:10 - FDA chấp thuận Fremanezumab(Ajovy) cho dự phòng bệ…
- 17/07/2018 07:41 - Các nội dung thay đổi/ bổ sung đối với thuốc chứa …
- 11/03/2018 14:07 - Những lưu ý khi lựa chọn kháng sinh theo cơ địa bệ…
- 06/03/2018 08:00 - Hướng dẫn thanh toán alphachymotrypsin dùng đường …
- 13/01/2018 07:49 - Đảm bảo cung ứng thuốc dịp tết nguyên đán Mậu Tuất…
- 27/12/2017 22:58 - Sử dụng thuốc bôi ngoài da có chứa corticoid
- 15/12/2017 15:30 - Các Kháng sinh thường dùng và lưu ý khi sử dụng tr…
- 30/11/2017 14:10 - Các nội dung thay đổi / bổ sung đối với thuốc chứa…
- 26/11/2017 13:43 - Cập nhật thông tin về tính an toàn khi sử dụng một…
- 26/08/2017 11:29 - Thông tin liên quan đến tính an toàn của một số th…