Khoa Ngoại TN-LN- BVĐK tỉnh Quảng Nam
I. MỞ ĐẦU
- Mồ hôi tiết ra ngoài da trên khắp cơ thể là một phản ứng điều nhiệt trong sinh lý. Tăng tiết mồ hôi tay là tình trạng đổ mồ hôi nhiều hơn so với sinh lý cơ thể trong điều kiện nhiệt độ bình thường. Có khoảng 1% dân số bị tăng tiết mồ hôi tay. Có 2 thể: khu trú và toàn thân, khuân khổ bài viết này chỉ tập trung vào tăng tiết khu trú ở lòng bàn tay và nách
- Tăng tiết mồ hôi khu trú ở bàn tay và nách là một bệnh lý cường giao cảm cục bộ chưa rõ nguyên nhân
- Tăng tiết mồ hôi nguyên phát thường xuất hiện ở tay, nách, bàn chân và mặt. Nguyên nhân là do cường giao cảm cục bộ chưa rõ nguyên nhân, còn gọi là tăng tiết mồ hôi nguyên phát hoặc vô căn, xảy ra trên người khỏe mạnh.
- Đến nay người ta vẫn chưa giải thích được tăng xứng hai bên, nam nữ ngang nhau, tuổi thường gặp nhất là 20 – 30 tuổi, tiền căn gia đình tìm thấy ở 30-50% bệnh nhân tăng tiết mồ hôi khu trú, luôn xảy ra trong lúc hoạt động, không bao giờ trong khi ngủ và không xảy ra liên tục trong ngày.
Bảng 1: Phân độ tăng tiết mồ hôi
Đặc điểm |
Độ 0 |
Độ 1 |
Độ 2 |
Độ 3 |
Độ ẩm |
Không hoặc ướt nhẹ |
Bàn tay ẩm |
Ướt đẫm bàn tay |
Ướt nhiều, nhỏ thành giọt |
Chất lượng cuộc sống |
Bình thường |
Phiền toái |
Khó chịu trong sinh hoạt |
Sợ hãi tiếp xúc hay giao tiếp |
Test trên giấy thấm |
(-) |
(+) |
(++) |
(+++) |
II. ĐIỀU TRỊ
1. Điều trị bảo tồn
- Nội khoa: ức chế anticholinergic, propanolol, thuốc ức chế thụ thể alpha 2, nhóm mở kênh Clo, ức chế kênh Calci, NSAIDS.
- Vật lý liệu pháp:
Vì tăng tiết mồ hôi khu trú tay và nách là một bệnh lý cường giao cảm cục bộ nên không thể điều trị nội khoa lâu dài, phương pháp này thường được sử dụng giai đoạn tăng tiết bù trừ sau điều trị bằng cắt hạch
- Điều trị tại chỗ: sử dụng muối nhôm, liệu pháp ion hóa. Nhược điểm phương pháp này là kích thích da thái quá, khiến da khô và tróc. Không sử dụng được trong điều trị tăng tiết mồ hôi nách.
2. Điều trị bằng thủ thuật
- Tiêm Botulinum toxic A xuyên da, tại chỗ tiếp giáp “ thần kinh cơ”: giúp giảm tăng tiết trong 6-8 tháng, nhưng phải tiêm 2-3 lần mỗi năm, nhiều tai biến, đắt tiền và đau nhức nên ngày nay người ta chọn phẫu thuật nội soi, hiệu quả và ít biến chứng hơn
- Thủ thuật tiêm nước sôi, huyết thanh nóng, cồn 90 độ cho kết quả không cao, nhiều tai biến
3. Điều trị bằng phẫu thuật
- Phẫu thuật cắt thần kinh giao cảm ngực: đây là phương pháp được nhiều tác giả ủng hộ, điều trị hiệu quả và có tỉ lệ tái phát thấp nhất
- Trong quá khứ, các phẫu thuật cắt hạch giao cảm như phẫu thuật mở ngực nhỏ, mở cổ trước, đường trên đòn … nhìn chung nặng nề, nhiều tai biến. Ngày nay phẫu thuật nội soi giúp quan sát tốt hơn khoang màng phổi, giảm thời gian mổ, giảm mức độ đau sau mổ, giảm các biến chứng hậu phẫu như nhiễm trùng, xẹp phổi, giảm thời gian nằm viện…
- Chỉ định phẫu thuật: từ độ 1 trở lên, triệu chứng xảy ra trong vòng 6 tháng và có kèm các yếu tố:
+ Xảy ra nhiều hơn hai lần trong ngày
+ Ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày, gây tâm lý lo lắng
+ Có yếu tố gia đình kèm theo
+ Không xảy ra khi ngủ
Trẻ em thường có triệu chứng tăng tiết mồ hôi toàn thân mà có tác giả gọi là nguyên phát. Thực tế đó là hiện tượng tăng tiết do rối loạn hệ giao cảm trong giai đoạn chưa hoàn thiện. Thông thường triệu chứng ấy biến mất trong một thời gian nào đó.
Lựa chọn phương pháp hủy chuỗi hạch: Đốt bằng nhiệt, kẹp clip, cắt chuỗi hạch giao cảm.
IV. KẾT LUẬN
Tăng tiết mồ hôi ở tay và nách là một bệnh lý không phải là nặng, nguy hiểm nhưng ảnh hưởng nhiều cho sinh hoạt bệnh nhân, gây khó khăn, tự ti trong giao tiếp với môi trường xã hôi.
Điều trị nội khoa bảo tồn là không hiệu quả và không thể điều trị lâu dài.
Phẫu thuật nôi soi lồng ngực đốt hạch giao cảm ngực điều trị tăng tiết mồ hôi tay nách là phương pháp đơn giản, hiệu quả, thẩm mĩ, ít tai biến.
Tại khoa ngoại TNLN- bệnh viện đa khoa Quảng Nam từ khi được thành lập đã triển khai phẫu thuật nội soi lồng ngực đốt hạch giao cảm điều trị tăng tiết mồ hôi tay đem lại sự hài lòng cho bệnh nhân và người nhà.
- 25/09/2018 18:27 - Ung thư vùng đầu và cổ (Phần 4)
- 25/09/2018 17:53 - Tổng quan về Lymphoma Hodgkin
- 24/09/2018 13:34 - Sử dụng clip trong nội soi tiêu hóa
- 24/09/2018 13:03 - Liều thấp atropin cho trẻ ẹm cận thị
- 24/09/2018 12:41 - Phẫu thuật lấy sỏi thận qua da (PCNL :Percutaneous…
- 24/09/2018 07:48 - Cập nhật xử trí ối vỡ non, ối vỡ sớm (ACOG 2018)
- 24/09/2018 07:38 - Định nghĩa và sinh bệnh học sốc do liệt mạch
- 22/09/2018 21:30 - Dò động mạch cảnh xoang hang
- 22/09/2018 21:00 - Sử dụng steroid dạng hít có thể làm tăng nguy cơ n…
- 22/09/2018 19:48 - Nhân một trường hợp phẫu thuật lấy sỏi bàng quang …