Ths Lê Văn Tuấn - Khoa ICU
Các phương pháp điều trị truyền máu cho bệnh nhân xuất huyết đường tiêu hóa trên cấp tính đã thay đổi trong những năm qua. Trong một thời gian, trọng tâm điều trị là tránh hoặc truyền chậm trễ vì khả năng làm tăng huyết áp sẽ gây tái xuất huyết. Tiếp theo là cách tiếp cận tự do đề nghị truyền máu đến một ngưỡng hemoglobin là 10 g / dL. Tuy nhiên dựa trên cơ sở dữ liệu gần đây hơn, các khuyến cáo đã hạn chế và đề nghị một ngưỡng hemoglobin là 7 g / dL.
Hiện nay, một nghiên cứu rất quan trọng được thực hiện bởi Villanueva và cộng sự (2013) đã cung cấp tài liệu quan trọng hỗ trợ và biện minh cho chiến lược về điều trị chảy máu cấp đường tiêu hóa trên với ngưỡng 7 g / dL hemoglobin. Họ ghi nhận 921 bệnh nhân chảy máu đường tiêu hóa trên với mức độ trầm trọng và phân chia ngẫu nhiên 461 bệnh nhân được điều trị với một chiến lược hạn chế (truyền ở mức độ hemoglobin <7 g / dL) và 460 với một chiến lược tự do (truyền ở mức độ hemoglobin <9 g / dL). Phân tầng ngẫu nhiên theo sự hiện diện hay vắng mặt của bệnh lý xơ gan.
Kết quả quan trọng thu được là đã có sự cải thiện tỷ lệ sống còn với chiến lược truyền máu hạn chế. Nguy cơ chảy máu nữa, nhu cầu điều trị cấp cứu, và tỷ lệ biến chứng đều giảm.
Những phát hiện quan trọng này đã củng cố các nguyên tắc quốc tế hiện nay là đề nghị giảm mức ngưỡng hemoglobin cho truyền máu ở bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa từ 10 g / dL xuống 7 g / dL.
Trong một bài xã luận đi kèm, Tiến sĩ Loren Laine (2013) đồng ý rằng hầu hết các bệnh nhân bị xuất huyết tiêu hóa trên, có hoặc không có tăng áp cửa, nên có truyền máu khi mức độ hemoglobin giảm xuống hoặc dưới 7 g / dL. Tuy nhiên, ông cũng lưu ý rằng tình hình có thể khác nhau ở những bệnh nhân có huyết áp thấp hoặc sốc do chảy máu nghiêm trọng và ở những bệnh nhân có bệnh tim mạch. Trong thực tế, những bệnh nhân bị chảy máu ồ ạt bị loại khỏi nghiên cứu Villanueva. Tiến sĩ Laine lập luận rằng cho đến khi "có thêm nhiều dữ liệu nữa, cần truyền máu cho bệnh nhân bị hạ huyết áp rõ rệt do chảy máu trước khi hemoglobin xuống 7 g /dL để chặn sự sụt giảm xuống mức thấp hơn 7 g / dL sẽ xảy ra nếu chỉ bồi phụ dịch đơn thuần. "
Nguồn http://www.medscape.com/viewarticle/779209
Tài liệu tham khảo:
- Laine L. Blood transfusion for gastrointestinal bleeding. N Engl J Med 2013;368:75. [PMID: 23281980]
- Villanueva C et al. Transfusion strategies for acute upper gastrointestinal bleeding. N Engl J Med 2013;368:11.[PMID: 23281973]
- 05/03/2015 12:13 - Đánh giá tổn thương động mạch vành qua kỹ thuật ch…
- 09/02/2015 17:34 - Xoắn đường tiêu hóa (phần 2)
- 30/01/2015 21:21 - Xoắn đường tiêu hóa (phần 1)
- 26/01/2015 17:29 - Bổ sung oxy hợp lý trong nhồi máu cơ tim cấp
- 24/01/2015 21:31 - Viêm thận bể thận khí thủng
- 19/01/2015 07:01 - Đột quỵ trong can thiệp động mạch vành qua da
- 16/01/2015 19:26 - Ứng dụng phân loại của Hiệp hội Sản Phụ khoa Mỹ 20…
- 08/01/2015 13:34 - Kết cục sốc nhiễm khuẩn không tốt hơn với đích huy…
- 04/12/2014 07:44 - Bắc cầu nối động mạch vành so với can thiệp m…
- 30/11/2014 18:22 - Hướng dẫn quản lý bệnh lý van tim 2014 của AHA/ACC