BS CKI. Phạm Văn Sáu - Khoa Cấp cứu
I.TỔNG QUAN
Tăng Natri máu được định nghĩa là [Na+] huyết thanh > 145 mEq/L.
Tăng Natri máu luồn kèm theo tăng áp lực thẩm thấu do giảm tương đối tổng lượng nước của cơ thể so với chất hòa tan
II. BIỂU HIỆN LÂM SÀNG
Đặc trưng của tăng Natri máu |
Triệu chứng liên quan tới đặc trưng tăng Natri máu |
Rối loạn nhận thức và triệu chứng liên qan đến sự co tế bào thần kinh |
Lờ đờ , suy giảm ý thức , lú lẫn, nói sảng, dễ kích thích, co giật, rung giật nhãn cầu, rung giật cơ |
Mất nước hay biểu hiện lâm sàng của mất thể tích tuần hoàn |
Thay đổi huyết áp tư thế, nhịp tim nhanh, thiểu niệu , niệm mạc miệng khô, giảm sức căng da |
Biểu hiện khác |
Sụt cân, mệt mỏi |
Các yếu tố nguy cơ tăng Natri máu :
• Tuổi cao hoặc trẻ em
• Đái tháo đường không được kiểm soát
• Bệnh nhân đa niệu
• Bệnh nhân nằm viện
- Không được bù đủ dịch
- Mất khả năng cô đặc nước tiểu
- Sử dụng Lactulose, Mannitol, NaCl ưu trương và đẳng trương
- Nuôi qua ăn uống
- Thở máy
III. CÁC NGUYÊN NHÂN THƯỜNG GẶP
Dựa vào thể tích tuần hoàn, tăng Natri máu được chia thành 3 nhóm :
• Tăng Natri có giảm thể tích
• Tăng Natri có tăng thể tích
• Tăng Natri có thể tích tuần hoàn bình thường
Nguyên nhân |
Tại thận - Lợi tiểu thẩm thấu |
Ngoài thận |
- Sử dụng NaCl, NaHCO3 ưu trương hoặc đẳng trương |
Đái tháo nhạt (ĐTN) - ĐTN trung ương |
- Thảy đổi mạch và huyết áp tư thế |
Hay gặp |
Hay gặp |
Không có, trừ khi điều trị lợi tiểu |
Thường Không có |
- Phù |
Không |
Không |
Có |
Không |
- UNa |
>20 |
<10 |
>20 |
|
- ALTT nước tiểu ( mOsm/ Kg H2O) |
>100 |
>100 |
>100 |
ĐTN do thận >100 ĐTN trung ương ≥ 100 |
V. XỬ TRÍ
1. Nguyên tắc xử trí
- Tính lượng nước thiếu của người bệnh.
- Tính tỷ lệ Na cần giảm, tránh trường hợp hạ Na máu quá nhanh.
- Chọn dung dịch thích hợp để Natri máu.
- Tìm và điều trị nguyên nhân hạ Na máu.
2. Xử trí tại bệnh viện
a) Công thức tính lượng nước thiếu của cơ thể
- Sử dụng khi có tăng Natri máu kèm giảm thể tích.
Trong đó:
Lượng nước cơ thể = Trọng lượng cơ thể X 0.6 (Nam)
Lượng nước cơ thể = Trọng lượng cơ thể X 0.5 ( Nữ)
- Nhược điểm của công thức trên là chúng ta không tính được lượng nước mất qua đường khác như mồ hôi, phân, hoặc đường tiểu. Do vậy ở những người bệnh tăng Na máu do mất nước qua thận hoặc qua đường tiêu hóa ( tiêu chảy, dẫn lưu túi mật, mất nước qua lỗ rò) công thức trên có thể sẽ không chính xác.
- Người bình thường lượng nước mất qua đường mồ hôi và phân là 30ml/h
- Ở những người bệnh mất nước qua thận chúng ta cần tính thêm lượng nước mất qua thận dựa vào công thức sau:
Trong đó:
UV: thể tích nước tiểu ( ml/giờ).
Una: nồng độ Na niệu (mmol/L), Sna: nồng độ Na máu (mmol/L)
Uk: nồng độ K niệu ( mmol/L)
b)Tỷ lệ Na cần giảm
- Người bệnh tăng Na cấp ( tăng Na trong vòng 24h)cần được điều chỉnh nhanh chóng bởi vì tăng Na cấp tính dẫn đến tổn thương thần kinh không hồi phục do hủy Myelin. Ở những người bệnh này nên đưa Na máu gần mức bình thường trong vòng 24h.
- Người bệnh tăng Na máu mạn ( tăng Na máu trên 24h), cần điều chỉnh Na máu khoảng 10 mEq trong 24h
Công Thức điều chỉnh Natri
N= (Na dịch truyền - Na máu ) / ( Lượng nước cơ thể +1 )
trong đó : N là số mmol Na máu thay đổi khi truyền 1 lít dịch
c) Chọn dung dịch thích hợp
- Điều trị tăng Na máu có giảm thể tích : nên lựa chọn dịch NaCl 0.9% để khôi phục lượng nước thiếu hụt.
- Điều trị tăng Na máu đẳng tích: Nên dùng NaCL 0.45%. Nếu mức lọc cầu thận giảm có thể dùng lợi tiểu đề tăng bài tiết Na qua nước tiểu
- Tăng Na máu có tăng thể tích: Nên sử dụng Glucose 5% để làm giảm áp lực thẩm thấu. Lợi tiểu quai có thể tăng đào thải Na qua thận.
- Trong trường hợp tăng Na máu nặng và suy thận nặng nên chỉ định lọc máu ngắt quãng để điều chỉnh Na máu.
- Đái tháo nhạt trung ương bù dung dịch truyền Na kết hợp với Desmopressin acetate ( Minirin).
+ NaCl 0,45% có nồng độ Na là 77 mmol/L
+ NaCl 0,9% có nồng độ Na là 154 mmol/L
Chú ý :
- Theo dõi điện giải đồ 6 giờ/lần, áp lực thẩm thấy máu và niệu 1 lần/ngày cho đến khi Na về bình thường/
- Áp luật thẩm thấy máu nếu đường máu cao.
- Theo dõi sát dịch vào và dịch ra của người bệnh.
3. Tìm và điều trị nguyên nhân.
Tìm và điều trị nguyên nhân gây tăng Natri máu.
- 25/06/2018 11:00 - Những hướng dẫn của Hiệp hội thấp khớp Anh quốc về…
- 25/06/2018 10:37 - Cấp cứu hạ đường huyết
- 19/06/2018 04:37 - Vai trò của Progesterone trong duy trì thai kỳ
- 14/06/2018 06:51 - Thuốc kháng sinh đường uống có thể làm tăng nguy c…
- 10/06/2018 07:10 - Tăng kali máu
- 06/06/2018 19:53 - Cập nhật những khuyến cáo của ACOG về tiền sản giậ…
- 05/06/2018 20:59 - Chăm sóc mỏm cụt sau cắt cụt chi
- 05/06/2018 20:47 - Những vấn đề cần lưu ý trong chăm sóc dược cho bện…
- 05/06/2018 20:36 - Kỹ thuật bảo vệ nhánh bên bằng bóng trong can thiệ…
- 05/06/2018 20:25 - Dinh dưỡng trước và sau phẫu thuật