• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Chăm sóc mỏm cụt sau cắt cụt chi

  • PDF.

Khoa Phục hồi chức năng

1.Những biến chứng thứ phát sau phẫu thuật cắt cụt chi tạo hình mỏm cụt:

Đau:

+ Đau ở khúc cụt: có thể do những nguyên nhân như xử lý thần kinh không đúng mà tạo bứu thần kinh, sẹo vết mổ không đúng tỳ lên vị trí chịu lực . Để khắc phục phải giải quyết triệt để nguyên nhân.

+ Đau chi ma: Ở một số trường hợp NB còn có cảm giác đau ở phần chi đã cắt bỏ. Khắc phục tình trạng này bằng liệu pháp tâm lý đối với NB

Chảy máu mỏm cụt: do cầm máu không triệt để, tuột chỉ thắt mạch máu, chảy máu đầu xương hoặc do va đập vào đầu mỏm cụt. Để khắc phục có thể băng ép , chườm lạnh hay mổ lại.

mc

2. Những biến chứng thứ phát

Viêm tủy xương: khắc phục bằng phương pháp điều trị bảo tồn hoặc phẫu thuật

Abces cơ: chích tháo mủ , kết hợp sử dụng kháng sinh toàn thân và tại chỗ

Sót chỉ: thường gây ra tình trạng viêm loét vết mổ. Cần lấy chỉ bỏ sót để khắc phục tình trạng này.

Viêm da đầu và xung quanh mỏm cụt: do dị ứng của da với băng hoặc với thuốc bôi trên mỏm cụt. Cũng có thể do yếu tố nhiệt độ gây phồng rộp, sau đó viêm loét hoặc do thiếu vệ sinh da

Nhọt sâu trong mô mềm: dùng túi nóng để tập trung vùng nhiễm khuẩn nhỏ lại, sau đó bộc lộ, cắt bỏ , nạo vét.

Mất cảm giác: đây là vấn đề quan trọng vì bệnh nhân không biết được đau do chi giả đè ép làm giập nát tổ chức mà không biết. Nếu vùng da mất cảm giác rộng thì phải cắt lại chi ở đoạn cao hơn. Nếu vùng da ở cảm giác hẹp thì phải làm vỏ chi giả cẩn thận cho thích hợp.

3.  Phương pháp chăm sóc mỏm cụt:

Để đề phòng những biến chứng trong thời gian đợi mỏm cụt lành hoàn toàn để lắp chi giả, cần tiến hành những phương pháp sau:           

- Băng mỏm cụt bằng băng chun giãn (elastic) để tránh mỏm cụt sệ

- Xoa bóp nhẹ làm rời mô sẹo dưới da

-Tập vận động khớp tránh co rút , biến dạng

Ngoài ra , cần hướng dẫn NB kết hợp vệ sinh mỏm cụt hằng ngày, theo dõi những thay đổi bất thường trên bề mặt (đỏ , lở ,loét , ngứa), đặc biệt kiểm soát dọc theo vết mổ trên góc mỏm cụt đầu xương

Trong việc băng mỏm cụt cần tuân thủ những hướng dẫn sau:

+Tránh vòng băng ngang, nên băng xiên hoặc chéo.

+Sức ép giảm dần từ ngọn chi tới hướng gốc chi            

+ Vòng băng không được giới hạn cử động của khớp cũng như không được gây hạn chế tuần hoàn; không được gây lằn, gấp nếp da

+ Không được gây cảm giác đau tức cho NB

+ Không để băng tuột khi NB vận động sinh hoạt

+ Không dùng loại băng mất tính đàn hồi

Tư thế đúng:

Trường hợp cắt cụt trên gối:

- Nằm sấp ngay sau phẫu thuật để tránh biến dạng gập hông

- Không nên kê gối dưới mỏm cụt và nên để túi cát dọc bên ngoài mỏm cụt để tránh biến dạng dang của khớp hông

- Nên nằm phẳng trên giường , nếu giường có nệm nên chêm một tấm phản gỗ cứng dưới nệm vì nệm mềm lún dễ tạo biến dạng gập.

- Không nên nằm nghiêng, vì ở vị thế này không thể tránh biến dạng gập của mỏm cụt

- Cố giữ 2 đùi ở vị thế trung tính vì ở cả 2 vị thế nằm sấp và ngửa, NB có khuynh hướng nằm với mỏm cụt dang và xoay ngoài.

- Chỉ cho NB cách giữ xương chậu ở vị thế nằm ngang bằng cách nhận biết 2 gai chậu trước trên , để giữ mỏm cụt ở vị thế khép

- Không nên để NB ngồi lâu trong khoảng 10 ngày đầu tiên sau phẫu thuật với tình trang gập hông 900

5. Trường hợp cắt cụt dưới gối:

- Vị thế nằm sấp cũng rất tốt, vì tác dụng giảm sức ép trên đầu mỏm cụt, và do ảnh hưởng của trọng lực có thể làm duỗi thêm khớp gối.

- Có thể cho NB ngồi dậy sớm nhưng với mỏm cụt giữ ở vị thế duỗi.

6. Các tư thế cần tránh của NB cụt trên và dưới gối:

- Chêm gối dưới hông hay đầu gối

-Thõng mỏm cụt xuống cạnh giường

- Ngồi xe lăn tay với mỏm cụt gập

- Nằm ưỡn cong lưng

- Nằm với gối gập

- Nằm chêm gối giữa đùi

- Nằm dang mỏm cụt

- Đứng gác mỏm cụt trên tay nạng

Bài tập vận động mỏm cụt:

Là những bài tập nhiều mục đích, đơn giản. Được áp dụng ở giai đoạn trước khi có chân giả.

Hiệu quả đạt được từ những bài tập vận động bao gồm:

- Cơ mỏm cụt mạnh lên, đặc biệt là nhóm cơ dang, duỗi và xoay trong

- Mỏm cụt bắt đầu quen chịu áp lực, để chuẩn bị sử dụng chi giả

- Gia tăng tuần hoàn

- Duy trì sự mềm dẻo các khớp

- Tăng trương lực cơ

- Cảm giác bản thụ bản thể được rèn luyện lại

- Biết được sự phối hợp cơ bắp cần thiết của mỏm cụt để chuẩn bị sử dụng chân giả

You are here Đào tạo Tập san Y học Chăm sóc mỏm cụt sau cắt cụt chi