• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Những khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới về dự phòng và điều trị chảy máu sau đẻ

  • PDF.

Bs Đoàn Hoàng - Khoa Phụ Sản

Nhóm 1: Khuyến cáo về dự phòng chảy máu sau đẻ

  1. Sử dụng thuốc tăng go trong suốt giai đoạn 3 (khuyến cáo mạnh, bằng chứng chất lượng trung bình)
  2. Oxytocin (10UI, tiêm bắp/ truyền tĩnh mạch) được khuyên dùng trong việc dự phòng chảy máu sau đẻ (khuyến cáo mạnh, bằng chứng chất lượng trung bình).
  3. Oxytocin không có thay bằng:
  • Ergometrin/ Methylergometrin đơn thuần
  • Hoặc hỗn hợp Oxytocin và Ergometrin
  • Hoặc Misoprostol đường uống (600mcg)
  • (khuyến cáo mạnh, bằng chứng chất lượng trung bình).

        4. Không có nhân viên y tế được đào tạo chuyên môn và không sẵn có Oxytocin: nhân viêm y tế ban đầu có thể dùng Misoprostol (600mcg) để phòng ngừa chảy máu sau đẻ (khuyến cáo mạnh, bằng chứng chất lượng trung bình).

kc

Nhóm 2: Khuyến cáo về dự phòng chảy máu sau đẻ - kéo dây rốn có kiểm soát và xoa đáy tử cung

  1. Kéo dây rốn có kiểm soát cho những trường hợp đẻ đường âm đạo là rất quan trọng (khuyến cáo yếu, bằng chứng chất lượng trung bình).
  2. Nơi không có người đỡ đẻ có chuyên môn: không được thực hiện (khuyến cáo mạnh, bằng chứng chất lượng trung bình).
  3. Kẹp rốn muộn (thực hiên 1-3 phút sau sinh) được khuyên thực hiện (khuyến cáo mạnh, bằng chứng chất lượng trung bình).
  4. Kẹp rốn sớm (dưới 1 phút sau sinh) không được khuyến cáo trừ khi trẻ sinh ngạt (khuyến cáo mạnh, bằng chứng chất lượng trung bình).
  5. Sản phụ đã dùng Oxytocin dự phòng không cần thiết xoa đáy tử cung liên tục (khuyến cáo yếu, bằng chứng chất lượng thấp).
  6.  Kiểm tra sự co hồi tử cung qua khám bụng để chẩn đoán sớm đờ tử cung (khuyến cáo yếu, bằng chứng chất lượng rất thấp).

kcchaymau5

Nhóm 3: Những khuyến cáo phòng chảy máu sau mổ đẻ

  1.  Oxytocin là thuốc co hồi tử cung được khuyên dùng để phòng ngừa chảy máu sau đẻ trong mổ lấy thai.
  2.  Kéo dây rốn có kiểm soát là phương pháp được khuyến cáo thực hiện để lấy nhau trong mổ lấy thai

Nhóm 4: Khuyến cáo điều trị chảy máu sau đẻ

  1. Oxytocin đường tĩnh mạch đơn thuần là thuốc co hồi tử cung để điều trị chảy máu sau sinh (khuyến cáo mạnh, bằng chứng chất lượng trung bình).
  2. Nếu không có sẵn Oxytocin đường tĩnh mạch hoặc nếu tình trạng chảy máu không đáp ứng với Oxytocin:
  • Ergometrin đường tĩnh mạch
  • Kết hợp ergometrin và oxytocin
  • Hay thuốc Prostagladin (bao gồm Misoprostol 800mcg ngậm dưới lưỡi) (khuyến cáo mạnh, bằng chứng chất lượng trung bình)

Nhóm 5: Khuyến cáo điều trị chảy máu sau đẻ- dịch truyền và acid tranexamic

  1. Việc sử dụng dịch cao phân tử đẳng trương được khuyên dùng ưu tiên hơn dùng dung dịnh keo trong việc sử dụng dịch truyền để hồi sức đối với trường hợp chảy máu sau đẻ (khuyến cáo mạnh, bằng chứng chất lượng thấp).
  2.  Sử dụng acid tranexamic được khuyên dùng nếu oxytocin và các thuốc co hồi tử cung không ngăn được chảy máu hay nếu cho rằng tình trạng chảy máu phần nào do chấn thương (khuyến cáo yếu, bằng chứng chất lượng trung bình).

Nhóm 6: Khuyến cáo điều trị chảy máu sau đẻ - thao tác và những quy trình khác

  1. Xoa đáy tử cung là một phương pháp điều trị chảy máu sau đẻ (khuyến cáo mạnh, bằng chứng chất lượng rất thấp).
  2. Nếu không đáp ứng với thuốc tăng go tử cung, hoặc các thuốc này không có sẵn, thì sử dụng bóng chèn (khuyến cáo yếu, bằng chứng chất lượng rất thấp).
  3. Nếu các phương pháp khác thất bại và có đầy đủ phương tiện khác hỗ trợ nút mạch là phương pháp được đưa ra để điều trị chảy máu sau đẻ (khuyến cáo yếu, bằng chứng chất lượng rất thấp).
  4. Trong trường hợp chảy máu sau đẻ không giảm mặc dù đã sử dụng các phương pháp kể trên thì nên can thiệp phẫu thuật  (khuyến cáo mạnh, bằng chứng chất lượng rất thấp).
  5. Ép tử cung bằng tay là phương pháp tạm thời (khuyến cáo yếu, bằng chứng chất lượng rất thấp).
  6. Ép động mạch chủ ngoài qua da để điều trị chảy máu sau đẻ do đờ tử cung sau đẻ đường dưới được khuyến cáo (khuyến cáo yếu, bằng chứng chất lượng rất thấp).
  7. Sử dụng phương pháp bọc không khí nén chống sốc tạm thời cho đến khi có phương pháp thích hợp (khuyến cáo yếu, bằng chứng chất lượng thấp).
  8. Chèn gạc tử cung cũng là một phương pháp điều trị chảy máu sau đẻ (khuyến cáo yếu, bằng chứng chất lượng rất thấp).

Nhóm 7: Khuyến cáo về điều trị nhau không bong

  1. Nếu nhau không bong tự nhiên dung oxytocin tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch kết hợp với kéo dây rốn có kiểm soát (khuyến cáo yếu, bằng chứng chất lượng rất thấp).
  2. Ergometrin không được khuyên dùng vì có thể gây co thắt tử cung trì hoãn bong nhau (khuyến cáo yếu, bằng chứng chất lượng rất thấp).
  3. Prostagladin E2 alpha (Dinoprostone hay Sulprostone ) để điều trị sót nhau không được đưa ra để sử dụng (khuyến cáo yếu, bằng chứng chất lượng rất thấp).
  4. Nên dùng một liều đơn kháng sinh (Ampicillin hay cephalosporin thế hệ I) nếu có kiểm soát tử cung (khuyến cáo yếu, bằng chứng chất lượng rất thấp).

Nhóm 8: Các hệ thống và tổ chức chăm sóc sức khỏe khuyến cáo dự phòng và điều trị chảy máu sau sinh

  1. Sử dụng phác đồ điều trị chuẩn bởi các cơ quan chăm sóc y tế để phòng và điều trị chảy máu sau đẻ là cần thiết (khuyến cáo yếu, bằng chứng chất lượng trung bình).
  2. Cần mô tả đầy đủ các biện pháp điều trị chảy máu sau đẻ khi chuyển sản phụ lên tuyến trên (khuyến cáo yếu, bằng chứng chất lượng rất thấp).
  3. Giảng dạy trên mô hình trong điều trị chảy máu sau đẻ  (khuyến cáo yếu, bằng chứng chất lượng rất thấp).
  4. Đánh giá chính xác việc sử dụng thuốc tăng go tử cung sau sinh để phòng chảy máu sau đẻ như một chỉ số đánh gía cả quá trình (khuyến cáo yếu, bằng chứng chất lượng rất thấp).

Mức độ chứng cứ

kcchaymau3

Cấp độ khuyến cáo

kcchaymau4 

Bài dịch từ WHO recommendations for the prevention and treatment of postpartum haemorrhage 2015

Lần cập nhật cuối lúc Thứ năm, 18 Tháng 8 2016 17:22

You are here Đào tạo Tập san Y học Những khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới về dự phòng và điều trị chảy máu sau đẻ