• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Vai trò của xét nghiệm NT- ProBNP trong chẩn đoán, điều trị và tiên lượng

  • PDF.

Bs Trà Quang Ân - Khoa Cấp Cứu

Trong những năm gần đây, giá trị lâm sàng của xét nghiệm NT- ProBNP (N- Terminal pro B- type Natriuretic Peptic) trong chẩn đoán suy tim xung huyết đã vượt quá sự mong đợi, khi nó còn có ý nghĩa rộng lớn hơn về chẩn đoán, theo dõi điều trị, tiên lượng và sàng lọc khá nhiều tình trạng suy tim và hội chứng khác ngoài tim trong y học hiện đại.

Hiện nay xét nghiệm NT- ProBNP được định lượng bằng phương pháp định lượng miễn dịch điện hóa phát quang với máy phân tích miễn dịch Roche- Cobas 6000- Hitachi được thực hiện tại  Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam, 01 Nguyễn Du- TP Tam kỳ - Quảng Nam.

Chỉ định:

1. Chẩn đoán và chẩn đoán phân biệt suy tim:

  • Xác định hoặc loại trừ suy tim ở các bệnh nhân khó thở cấp
  • Chẩn đoán xác định hoặc loại trừ suy tim ở các bệnh nhâm có nguy cơ suy tim (Đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh động mạch vành) bệnh nhân suy tim được chẩn đoán, chẩn đoán phân biệt suy tim với các bệnh lý khác ( Ví dụ: Bệnh phổi).
  • Chẩn đoán suy tim trong trường hợp khám lâm sàng hoặc siêu âm khó thực hiện (như bệnh nhân béo phì, quá già hoặc trẻ)
  • Chẩn đoán suy tim ở bệnh nhi và sơ sinh bị bệnh tim bẩm sinh.
  • Chẩn đoán phân biệt tăng NT- ProBNP ở các bệnh lý không phải suy tim: Bệnh cơ tim, bệnh van tim, rối loạn nhịp nhĩ, thiếu máu, bệnh nặng, đột quỵ do nhồi máu não, các hội chứng tâm phế.

2. Theo dõi diễn biến và hiệu quả điều trị suy tim:

  • Theo dõi lâu dài bệnh nhân suy tim mạn.
  • Đánh giá nguy cơ suy tim tái phát, độc tính của thuốc sử dụng hoặc hiệu quả điều trị

3. Tiên lượng suy tim:

  • Sàng lọc trong dân số chung, đặc biệt chú ý nhóm đối  tượng có nguy cơ mắc bệnh tim cao như người già trên 60 tuổi, bệnh nhân có tiền sử đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh mạch vành…
  • Sàng lọc nguy cơ suy tim ở các bệnh nhan trước và sau phẫu thuật các cơ quan khác.
  • Sàng lọc để phát hiện sớm nguy cơ suy tim ở các đối tượng có nguy cơ bị bệnh tim mạch ( béo phì, đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh động mạch vành, suy thận).

4. Giá trị bình thường và thay đổi trong suy tim:

Giá trị bình thường của NT-ProBNP huyết tương thay đổi theo tuổi: <50 là 50pg/nl; 50-75 tuổi là 75-100 pg/ml và > 75 tuổi là 250-300 pg/ml. Một điểm cắt chung cho cả hai giới là 125pg/ml.

Nồng độ NT-ProBNP huyết tương thay đổi theo mức độ suy tim:

4.1. Điểm cắt ( cut-off) tối ưu của NT- ProBNP huyết tương để loại trừ suy tim mạn là (Bảng 1):

Bảng 1:

BNP1

4.2. Điểm cắt tối ưu của NT- ProBNP để loại trừ suy tim cấp ở bệnh nhân khó thở là (Bảng 2):

Bảng 2: 

BNP2

4.3. Điểm cắt tối ưu của NT- ProBNP để chẩn đoán suy tim cấp ở bệnh nhân khó thở theo tuổi là (Bảng 3):

Bảng 3:

BNP3

Ý nghĩa lâm sàng:

Nồng độ NT-proBNP huyết tương có thể tăng trong các bệnh lý và hội chứng sau:

  • Khó thở cấp/ suy tim cấp: các điểm cắt tối ưu của NT-proBNP để xác định suy tim cấp với các lứa tuổi <50, 50-75 và >75 là 450, 900 và 1800 pg/ml. Điểm cắt không phụ thuộc tuổi NT-proBNP <300 pg/ml có giá trị chẩn đoán âm tính để loại trừ suy tim cấp  là 98 %. Ở các bệnh nhân suy tim cấp, nồng độ NT-proBNP cao >5180 pg/ml có giá trị tiên lượng về tử vong trong 76 ngày là 95 %.
  • Suy tim mạn: ở nệnh nhân suy tim mạn, việc đo NT-proBNP lặp lại mỗi lần khám bệnh là cần thiết, nguy cơ tiên lượng nặng khi nồng độ NT-proBNP > 1000 pg/ml.
  • Thiếu máu cục bộ cơ tim ổn định và không ổn định: ở bệnh nhân tiếu máu cơ tim cục bộ không ổn định nên đo NT-proBNP lặp lại 24-72 giờ, nồng độ NT-proBNP tăng kéo dài >250 pg/ml dự báo một tiên lượng xấu, nên đo NT-proBNP lặp lại hàng tuần hoặc hàng tháng tùy trường hợp cụ thể.
  • Bệnh nhi và sơ sinh: có thể sử dụng điểm cắt theo lứa tuổi như đối với người <50 tuổi với nồng độ NT-proBNP >450 pg/ml để xác định suy tim và <300 pg/ml để loại trừ suy tim ở trẻ em.
  • Bệnh thận: Sự tăng nồng độ NT-proBNP huyết tương ở bệnh thận mạn tính không chỉ phản ánh sự giảm đào thải peptid này mà còn khẳng định sự hiện diện bệnh tim ở những bệnh nhân này.
  • Suy tim ở bệnh nhân béo phì: ở bệnh nhân béo phì, nồng độ NT-proBNP huyết tương giảm do tăng thoái hóa và làm giảm tổng hợp NT-proBNP ở tế bào cơ tim. Vì vậy, để xác định suy tim ở bệnh nhân béo phì hoặc thừa cân, có thể sử dụng các điểm cắt NT-proBNP đối với bệnh nhân thừa cân là 491 pg/ml và đối với bệnh nhân béo phì là 343 pg/ml.
  • Các bệnh lý ngoài suy tim: NT-proBNP có thể tăng trong các bệnh cơ tim, bệnh van tim, rối loạn nhịp nhĩ, thiếu máu, beenhuj nặng (sốc nhiễm trùng, sốc do các nguyên nhân khgacs), đột quỵ do nhồi máu não, các hội chứng tâm phế, bệnh nhân đái tháo đường và tăng huyết áp. Nguyên nhân chung tăng Nt-proBNP của các bệnh nayfcos thể do mô cơ tim bị thiếu máu hoặc thiếu oxy.

Tham khảo theo PGS-Ts Nguyễn Nghiêm Luật, BVĐK MEDLATEC.

Lần cập nhật cuối lúc Thứ ba, 02 Tháng 6 2015 05:45

You are here Đào tạo Đào tạo ngành y tế Vai trò của xét nghiệm NT- ProBNP trong chẩn đoán, điều trị và tiên lượng