• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Sử dụng đường truyền trong xương trong cấp cứu, hồi sức bệnh nhân nặng

  • PDF.

CN Trịnh Thị Xuân Thuý - Khoa Cấp cứu

I. Đại cương:

Truyền trong xương là dùng kim chọc vào tủy các đầu xương lớn, qua đó để đưa thuốc, dịch truyền vào cấp cứu người bệnh trong các trường hợp khẩn cấp khi chưa lấy được đường truyền tĩnh mạch.

Có thể truyền những gì qua đường truyền trong xương?: Hầu hết các loại thuốc và dịch truyền qua đường tĩnh mạch đều có thể truyền được qua đường truyền trong xương: Dịch tinh thể, dịch keo, máu và các chế phẩm của máu, các loại thuốc sử dụng trong hồi sức cấp cứu. Ngoài ra có thể lấy máu để làm xét nghiệm sinh hóa, huyết học…

II. Chỉ định:

- Trẻ em hoặc người lớn cần hồi sức ngay và những người không thể đặt đường tĩnh mạch một cách nhanh chóng hay dễ đặt được.

  • Sốc nặng, nhiễm khuẩn huyết, mất máu cấp.
  • Ngừng tuần hoàn, hô hấp.
  • Cần bù dịch, dùng thuốc tức thì.
  • Cần an thần nhanh (đặt nội khí quản, cấp cứu về tâm thần).
  • Cấp cứu ngoại viện, hàng loạt, thảm họa, chiến trường.

III. Chống chỉ định:

  • Gãy xương gần hoặc trên chỗ chọc kim.
  • Thất bại truyền trong xương trước đó.
  • Đã kết hợp xương.
  • Nhiễm trùng da, mô mềm tại chỗ chọc.
  • Xương thủy tinh.
  • Xương đá.

IV. Dụng cụ:

  • Chọc kim bằng tay: Kim tiêm dưới da cỡ 16, kim chọc tủy sống, kim chọc tủy xương, kim chọc trong xương (EZ-IO).
  • Dụng cụ trợ lực: Dụng cụ có gai vặn, khoan hỗ trợ (xem hình).

xuongtr1

Khoan hỗ trợ

  • Thuốc, dịch truyền theo chỉ định.

V. Vị trí chọc:

  • Đầu gần xương chày.
  • Đầu gần xương cánh tay.
  • Đầu xa xương đùi.
  • Xương ức và đầu xa xương quay (người lớn).

xuongtr2

Các vị trí chọc kim

VI. Kỹ thuật:

- Nếu bệnh nhân tỉnh thì nên gây tê tại chỗ bằng Lidocain 2%.

- Chọc kim qua da và xương đến khi có cảm giác “nhẹ tay” là kim đã vào đúng vị trí. Xác định thêm bằng cách:

  • Nhìn thấy kim tự đứng vững.
  • Hút ra thành phần tủy xương.
  • Bơm 5ml dịch qua kim dễ dàng.
  • Không phù tại chỗ chọc.
  • Chụp Xquang, siêu âm (ít dùng).

xuongtr3

Xquang kiểm tra sau chọc kim

- Cố định kim và nối với dây truyền, bơm tiêm…

VII. Theo dõi: Như với tiêm truyền đường tĩnh mạch, ngoài ra cần chú ý thêm:

  • Tắc kim.
  • Đau tại chỗ chọc kim.
  • Phù hoặc thay đổi màu sắc da quanh chỗ chọc.
  • Sưng phần chi, mất mạch phía dưới chỗ chọc.
  • Thời gian lưu kim có thể đến 72 giờ.

VIII. Biến chứng:

  • Thoát dịch gây hoại tử cơ (cẩn thận với Calcium chloride, epinephrine, sodium bicarbonate - không truyền dưới áp lực)
  • Hội chứng chèn ép khoang.
  • Nhiễm trùng chỗ chọc kim.
  • Gãy xương.
  • Tổn thương sụn tiếp hợp.
  • Tụ máu tại chỗ.

Tóm lại: Đường truyền trong xương là một thủ thuật tương đối dễ thực hiện và có nhiều ưu điểm, đặc biệt là trong hồi sức sơ sinh. Khi thực hiện cần chú ý những chống chỉ định và theo dõi sát để tránh các biến chứng xảy ra.

Lần cập nhật cuối lúc Thứ bảy, 09 Tháng 5 2015 17:56

You are here Đào tạo Đào tạo nhân viên BV Sử dụng đường truyền trong xương trong cấp cứu, hồi sức bệnh nhân nặng