CN Nguyễn Thị Mười - Khoa KSNK
Hầu hết các tác nhân gây bệnh từ người bệnh và môi trường có thể lây nhiễm vào dụng cụ chăm sóc người bệnh. Những tác nhân gây bệnh này có thể là vi khuẩn, vi rút, nấm và ký sinh trùng. Chúng có nguồn gốc từ trong đường tiêu hóa, đường tiết niệu, và các cơ quan bị nhiễm khuẩn… từ đó lây nhiễm ra môi trường xung quanh.
Sử dụng dụng cụ không được khử khuẩn, tiệt khuẩn đúng quy định là nguồn gốc gây ra nhiễm trùng bệnh viện.
Các vi khuẩn gây bệnh thường gặp
A.Trực khuẩn B,C,D. Cầu khuẩn E.Xoắn khuẩn F.Phẩy khuẩn.
Các vi khuẩn là các cầu khuẩn, trực khuẩn gram dương (như Staphylococcus spp, Streptococcus spp…), các vi khuẩn gram âm (như E. coli, Klebsiella,…), đặc biệt là các vi khuẩn đa kháng kháng sinh có thể có trên những dụng cụ dùng cho người bệnh.
Các vị rút gây bệnh đường hô hấp như cúm, virút hợp bào đường hô hấp, sởi, lao… có thể tồn tại trên các dụng cụ chăm sóc đường hô hấp. Đặc biệt là những vi rút lây truyền qua đường máu như vi rút viêm gan B, C, HIV,…trong dụng cụ phẫu thuật, thủ thuật là mối nguy hiểm không chỉ cho người bệnh mà còn cả cho người sử dụng (nhân viên y tế) trong bệnh viện.
Các ký sinh trùng gây bệnh như ghẻ, chấy, rận, giun…cũng có thể có trên dụng cụ, quần áo, chăn màn dùng cho người bệnh sẽ tấn công vào người bệnh khác và nhân viên y tế.
Những tác nhân gây bệnh mới
Những tác nhân gây bệnh mới xuất hiện, những vi khuẩn kháng thuốc…là những vũ khí sinh học nguy hiểm.
Các tác nhân gây bệnh mới xuất hiện tại cộng đồng và bệnh viện đã được biết là Cryptosporidium parvum, Helicobacter pylori, Escherichia coli 0157: H7; HIV, hepatitis C vi rút, rotavirus, M. tuberculosis kháng đa thuốc, human papillomavirus và các vi khuẩn họ mycobacteria không gây bệnh lao. Những vũ khí sinh học nguy hiểm như Bacilus anthracis (gây bệnh than), Yersinia pestis (dịch hạch), variola (Đậu mùa), Francisella tularensis (tularemia), Filoviruses, và arenaviruses.
Đối với những tác nhân gây bệnh này bắt buộc phải được khử khuẩn, tiệt khuẩn đúng theo chuẩn quy định đối với những dụng cụ dùng cho người bệnh.
Nguồn: Tài liệu Hội nghị kiểm soát nhiễm khuẩn toàn quốc, 2012.
- 10/04/2014 19:41 - Phình động mạch chủ bụng trên CT Scanner
- 10/04/2014 19:16 - 9 điều y huấn cách ngôn của Hải Thượng Lãn Ông
- 08/04/2014 14:18 - Rối loạn đông máu trong bệnh Willebrand
- 06/04/2014 18:13 - Sàng lọc và chẩn đoán bệnh đái tháo đường type 2
- 02/04/2014 12:40 - Suy nghĩ về y đức trong sinh hoạt hàng ngày ở bệnh…
- 01/04/2014 19:56 - Tổ chức đáp ứng y tế khẩn cấp đối với thảm họa của…
- 30/03/2014 15:41 - Có nên cắt amidan cho trẻ nhỏ?
- 30/03/2014 15:40 - Có nên cắt amian không? Khi nào nên cắt? Khi nào k…
- 30/03/2014 15:39 - Viêm họng mủ ở trẻ em: Căn bệnh không được xem thư…
- 30/03/2014 15:38 - Bệnh viêm họng hạt có nguy hiểm không?