• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Bệnh viêm họng lưỡi gà dài là gì?

  • PDF.

Viêm họng lưỡi gà dài là tình trạng phần mô ở cuối họng bị sưng, viêm. Bệnh dễ bắt gặp ở đối tượng trẻ em và những người có sức đề kháng kém nhưng khó gọi tên vì thuật ngữ “viêm họng lưỡi gà dài” thực sự không phổ biến. Bệnh có thể tự khỏi và khỏi nhanh hơn nếu áp dụng đúng biện pháp điều trị.

 

Bệnh viêm họng lưỡi gà dài Bệnh viêm họng lưỡi gà dài là tình trạng phần mô ở cuối họng bị sưng, viêm.

Viêm họng lưỡi gà dài là bệnh gì?

Lưỡi gà (uvula) là phần mô thịt treo ngay trên lưỡi, nằm cuối miệng, có nhiệm vụ đóng eo họng (nasopharynx) ngay mũi hầu trong quá trình nuốt thức ăn và nói để ngăn chúng tràn lên khoang mũi, gây sặc khi ăn uống. Ngoài ra, lưỡi gà còn tham gia vào bộ máy phát âm của cơ thể.

Viêm họng lưỡi gà dài là hiện tượng lưỡi gà bị viêm, đau nhức, khó chịu. Nguyên nhân được xác định do vết loét ở lợi, niêm mạc miệng hay môi (được gọi là nhiệt miệng) khiến cho lưỡi gà bị đau. Viêm họng lưỡi gà dài là bệnh phổ biến ở trẻ em, những người có sức đề kháng yếu.

Các vết loét do viêm lưỡi gà dài có màu vàng hoặc hơi đỏ, vết loét hình bầu dục kích thước từ 0.2-1cm. Thông thường, bệnh sẽ khỏi sau 7-10 ngày và để lại sẹo ở niêm mạc. Tuy vậy, cũng có những trường hợp bệnh kéo dài, gây ảnh hưởng đến khả năng ăn uống và thở bình thường.

Dấu hiệu nhận biết và nguyên nhân gây bệnh viêm họng lưỡi gà dài

Bệnh viêm họng lưỡi gà dài có đầy đủ những biểu hiện của bệnh viêm họng kèm theo những biểu hiện đặc trưng tại lưỡi gà.

dấu hiệu viêm họng lưỡi gà dàiLưỡi gà sưng, dài hơn bình thường khi bị viêm họng lưỡi gà dài.

  • Lưỡi gà sưng, dài hơn bình thường.

  • Trên bề mặt của lưỡi gà xuất hiện vết loét nông, có màu đỏ hoặc vàng, kích thước vết loét từ 0.2 – 1 cm.

  • Người bệnh cảm thấy vướng víu, khó chịu trong họng.

  • Người bệnh viêm họng lưỡi gà dài bị nghẹn, ho, đau khi ăn nên ăn uống diễn ra chậm hơn bình thường.

  • Do lưỡi gà dài sưng viêm hơn bình thường gây cản trở đường hô hấp và hơi thở nên người bệnh gặp vấn đề khi nói chuyện.

  • Khi nuốt, nước miếng có thể chảy ra ngoài.

  • Thông thường, các triệu chứng viêm họng lưỡi gà dài thường đi kèm với sưng viêm các bộ phận lân cận như vòm họng, amidan.

40-60% tác nhân gây bệnh viêm họng lưỡi gà dài đến từ vi rút như virút cảm cúm, bệnh cúm, croup (viêm thanh khí phế quản), bạch cầu đơn nhân. Ngoài ra, nhiễm khuẩn khuẩn Streptococcus pyogenes cũng là nguyên nhân phổ biến khiến cho lưỡi gà dài bị kích thích, sưng, viêm.

Bệnh viêm họng lưỡi gà dài có nguy hiểm không?Có nên cắt lưỡi gà dài hay không?

 

Mặc dù  triệu chứng của bệnh khá phiền toái vì chúng ảnh hưởng đến việc ăn uống, gây tâm lý ngại ăn, sợ ăn, nếu kéo dài có thể gây sụt cân, suy nhược cơ thể, song viêm lưỡi gà dài không nguy hiểm, có thể tự khỏi sau 7-10 ngày hoặc khỏi sớm hơn nếu có biện pháp điều trị sớm và đúng đắn.  

Nhiều bệnh nhân bị viêm lưỡi gà có xu hướng muốn cắt lưỡi gà để tránh phải chịu đựng cảm giác khó chịu. Điều này không cần thiết. Các chuyên gia cho biết, chỉ thăm khám và điều trị sớm, bệnh có thể khỏi rất nhanh mà hầu như không để lại sẹo.

 

Tìm hiểu thêm: Bệnh viêm họng hạt có nguy hiểm không?

Cách điều trị bệnh viêm họng lưỡi gà dài

Khi phát hiện những dấu hiệu bất thưởng của bệnh viêm họng lưỡi gà dài, bệnh nhân nên nhanh chóng thăm khám tại cơ sở y tế để tìm đúng tác nhân gây bệnh, từ đó dùng thuốc phù hợp.

Dùng thuốc điều trị

Đối với trường hợp viêm họng lưỡi gà thể nhẹ, bác sĩ sẽ kê cho bệnh nhân thuốc uống và thuốc bôi để cải thiện triệu chứng. Thông thường, hai loại thuốc này được phối hợp trong một liệu trình điều trị để nâng cao hiệu quả điều trị, rút ngắn thời gian khỏi bệnh.

  • Thuốc uống được dùng khi lưỡi gà sưng, đau nhưng chưa có biểu hiện loét hoặc vết loét đang liền lại để cải thiện tình trạng viêm, ngăn sự hình thành vết loét.

  • Thuốc bôi được chỉ định trong trường hợp lưỡi gà bị loét. Thuốc có tác dụng hình thành lớp màng bọc bao quanh vết loét, bảo vệ vết loét khỏi sự tác động cơ học, tránh xây xát vết loét, giảm đau tại chỗ, kháng khuẩn, đồng thời giữ cho vết loét khô thoáng, chóng hồi phục.

Một số loại thuốc thường được dùng trong điều trị bệnh viêm họng lưỡi gà dài là:

  • Thuốc kháng viêm giảm đau: Kamistad – gel, paracetamol, ibuprofence…Thuốc tác dụng nhanh, cải thiện tình trạng sưng viêm ở niêm mạc họng, đem đến cảm giác dễ chịu cho người bệnh.

  • Thuốc Corticoid: Prednisolone, dexamthason, betamethason…Thuốc được chỉ định cho bệnh nhân bị viêm họng lưỡi gà dài kèm theo viêm loét nặng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến ăn uống và thở.

  • Thuốc kháng sinh: Thuốc kháng sinh được chỉ định cho những đối tượng xác định bị viêm loét lưỡi gà dài do vi khuẩn gây nên. Nếu đối tượng gây bệnh là vi rút, thuốc hầu như không phát huy tác dụng. Một số kháng sinh được dùng trong trường hợp này là: Penicillin, Beta lactam, Macrolides, Cephalosporin, thế hệ I, II, III, nhóm kháng sinh khác (Metronidazole, Lincomycin Clindamycin).

Áp dụng phương pháp Plasma

Đối với trường hợp viêm họng lưỡi gà dài tái đi phát lại nhiều lần, gây biến chứng viêm amidan, viêm loét họng, phương pháp Plasma sẽ là sự chọn lựa tốt cho nhiều người.

Nhờ sự kết hợp ion Plasma nhiệt độ thấp với đầu dò thông minh có gắn camera có độ phóng đại lên đến 500 lần, bác sĩ sẽ quan sát được chính xác khu vực bị tổn thương, từ đó có biện pháp loại bỏ tế bào bị bệnh, giảm sưng đau, làm lành vết loét, hạn chế sự lây lan ổ viêm đến đến tế bào xung quanh.

 

Áp dụng một số mẹo dân gian

Cách trị bệnh dân gian đơn giản, rẻ tiền, lành tính, cải thiện tình trạng sưng viêm ở lưỡi gà nhanh chóng nên được nhiều người bệnh áp dụng. Một số mẹo trị bệnh phổ biến là:

  • Ngậm mật ong nguyên chất: Không phải ngẫu nhiên mà mật ong được xem là chất kháng sinh tự nhiên. Nhờ tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm, mật ong có công dụng giảm sưng viêm, sát trùng. Chính vì thế, ngâm mật ong 2-3 lần mỗi ngày sẽ giảm nhanh triệu chứng bệnh.

  • Bổ sung thực phẩm có tính mát: Một số thực phẩm có tính mát, sát khuẩn cao như trà xanh, rau má, nước sắn dây cũng giúp thanh nhiệt, thanh lọc cơ thể, cải thiện tình trạng viêm loét.

 

Tìm hiểu thêm: Bệnh viêm họng mủ là gì?

Cách phòng bệnh viêm họng lưỡi gà dài

Để phòng tránh viêm họng lưỡi gà dài, cần lưu ý và thực hiện một số điều sau:

  • Giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ, thường xuyên xúc miệng bằng nước muối hằng ngày để loại bỏ những mảng bám, vi khuẩn gây hại trú ẩn trong khoang miệng.

  • Hạn chế ăn đồ cay, nóng, thực phẩm lên men, đồ ăn sống để tránh gây nóng người, nhiệt miệng, tăng nguy cơ viêm lưỡi gà dài.

  • Bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể.

  • Đeo khẩu trang khi ra ngoài đường hay tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, nhiều khó bụi.

Nhìn chung, bệnh viêm họng lưỡi gà dài không không khó để nhận biết, bệnh có thể tự khỏi sau 7-10 ngày hoặc khỏi do dùng thuốc điều trị. Trong quá trình điều trị bệnh, cần chú ý uống thuốc đúng giờ, ăn đủ chất dinh dưỡng và thường xuyên vệ sinh răng họng để rút ngắn thời gian điều trị.

Nguồn: https://vhea.org.vn/


Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

You are here Tin tức Y học thường thức Bệnh viêm họng lưỡi gà dài là gì?