• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

DAAs – Cơ hội mới dành cho người viêm gan virus C

  • PDF.

Ths Cao Thành Vân - Khoa YHNĐ

Viêm gan virus C là một bệnh truyền nhiễm do virus viêm gan C (HCV) gây ra, HCV thuộc họ Flaviviridae, hình cầu, có cấu trúc di truyền là RNA, dùng Ribosome của tế bào vật chủ (tế bào gan và bạch cầu đơn nhân) để phiên mã, tổng hợp polyproteins và nhân bản. HCV có 6 kiểu gen là 1,2,3,4,5,6 và các dưới nhóm a,b, … Các kiểu gen khác nhau khoảng 1/3 thành phần vật chất di truyền. Ở Việt Nam thường gặp các kiểu gen 1, 6, 2 và 3.

VGC

HCV là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây bệnh gan mạn tính. Bệnh diễn biến âm thầm không triệu chứng hoặc triệu chứng mơ hồ, diễn tiến đến xơ gan và ung thư tế bào gan (HCC). Khoảng 25% người nhiễm HCV cấp tự khỏi và 75% trở thành mạn tính, trong đó khoảng 20% diễn tiến đến xơ gan và khoảng 25% số bệnh nhân xơ gan do HCV bị ung thư tế bào gan, suy gan và tử vong. HCV lây truyền qua đường máu, tình dục và mẹ truyền sang con.

Theo WHO, trên thế giới hiện có khoảng 200 triệu người nhiễm HCV, trong đó trên 50% người nhiễm HCV sống ở vùng Châu Á – Thái Bình Dương.. Hàng năm có khoảng 700 nghìn người tử vong do các biến chứng liên quan đến HCV.  Theo các chuyên gia, ở Việt Nam có khoảng 6% dân số nhiễm HCV. Vì thế, viêm gan virus C đã và đang là thách thức, trở thành vấn đề ưu tiên hàng đầu đối với y tế toàn cầu và của Việt Nam. Hiện chưa có vaccin phòng bệnh nhưng có thể điều trị khỏi nên việc phát hiện và điều trị sớm là hết sức quan trọng, giúp ngăn ngừa biến chứng và ngăn ngừa lây truyền trong cộng đồng.

Những tiến bộ trong điều trị đã đem lại nhiều kết quả ngày càng tốt đẹp cho bệnh nhân. Từ năm 1989, việc áp dụng IFN vào điều trị viêm gan siêu vi C, sau đó là Peg-IFN, IFN+RBV, Peg-IFN+RBV và đến năm 2011 việc phát hiện và đưa  các thuốc kháng virus tác động trực tiếp (DAAs: Direct-acting Antiviral Agents) vào điều trị đã giúp nâng cao hiệu quả điều trị từ 6% lên trên 90%.

Sự hiểu biết về bộ gen và các protein của HCV tạo tiền đề cho việc ra đời các thuốc DAAs. Các thuốc DAAs tác động trực tiếp vào các protein phi cấu trúc (NS) đặc hiệu của HCV, qua đó ngăn chặn quá trình nhân bản và gây nhiễm của HCV. DAAs gồm các nhóm sau:

1/ DAAs thế hệ 1: gồm Telaprevir và Boceprevir ức chế NS3, được công nhận năm 2011.

2/ DAAs thế hệ 2:

- Các thuốc ức chế protease protein không cấu trúc NS3/4A (PIs) gồm Grazoprevir, Paritaprevir.

- Các thuốc ức chế protein NS5A (NIs) gồm Ledipasvir, Daclatasvir, Velpatasvir, Ombitasvir, Elbasvir.

- Các thuốc ức chế polymerase nucleoside NS5B (NPIs) như Sofosbuvir và thuốc ức chế polymerase non-nucleoside NS5B (NNPIs) như Dasabuvir.

Các thuốc DAAs thế hệ 2 có nhiều ưu điểm vượt trội, giúp khắc phục các nhược điểm của phác đồ cổ điển (IFN hoặc Peg-IFN và RBV), có thể điều trị cho bệnh nhân đã xơ gan mất bù, tác dụng phụ không đáng kể, dễ sử dụng, dễ dung nạp, thời gian điều trị ngắn, hiệu quả cao (trên 90%) và giá thành cho đến nay có thể chấp nhận được (Không đắt hơn so với phác đồ cổ điển). Có thể nói, DAAs là cuộc cách mạng trong điều trị viêm gan siêu vi C mạn.

Sau đây là hướng dẫn điều trị viêm gan siêu vi C mạn ở bệnh nhân không có xơ gan và có xơ gan do Bộ Y tế ban hành theo Quyết định số 5012/QĐ-BYT ngày 20 tháng 9 năm 2016.

Bảng 1: Phác đồ điều trị viêm gan vi rút C mạn trên người bệnh không xơ gan

 DAAS1

Bảng 2: Phác đồ điều trị viêm gan vi rút C mạn trên người bệnh xơ gan còn bù (Child Pugh A)

 DAAS2

Bảng 3: Phác đồ điều trị viêm gan virus C mạn cho người bệnh có xơ gan mất bù (bao gồm suy gan vừa và nặng, Child Pugh B hoặc C)

 DAAS3

Lưu ý:

- Đối với phác đồ có sử dụng RBV thì khởi đầu với liều 600mg, tăng liều dần theo cân nặng nếu người bệnh dung nạp tốt. 

- Điều trị DAAs trên người bệnh xơ gan mất bù cần được theo dõi tại cơ sở điều trị chuyên khoa/đa khoa tuyến tỉnh hoặc tuyến trung ương.


Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Lần cập nhật cuối lúc Thứ ba, 31 Tháng 1 2017 21:31

You are here Tin tức Y học thường thức DAAs – Cơ hội mới dành cho người viêm gan virus C