• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Chương trình “Phẫu thuật miễn phí cho trẻ khe hở môi – vòm miệng năm 2025” – Đăng ký, khám sàng lọc lần 1 từ 05/05/2025 đến 30/05/2025 – Liên hệ: Bs CK2 Nguyễn Minh Đức 0905309192 - Xem mục THÔNG BÁO

Tin tức – sự kiện

Ứng dụng công nghệ plasma trong tiệt khuẩn dụng cụ tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Nam

  • PDF.

Khoa KSNK

Plasma là một trạng thái thứ tư của vật chất – là sự tụ họp của các hạt (chủ yếu là electron và ion) có cùng một tính chất, chúng thống trị và quyết định sự hoạt động của hệ thống. Plasma có mặt trong hầu hết các ứng dụng công nghệ cao, ví dụ: chiếu sáng, tạo sóng vi ba, hủy các chất thải độc hại, công nghệ hóa lỏng v.v… Ngoài ra, plasma còn có một ứng dụng rất lớn trong việc tiệt khuẩn dụng cụ y khoa thông qua hệ thống máy Sterrad.

Ra đời từ năm 1993, hệ thống tiệt khuẩn nhiệt độ thấp STERRAD với công nghệ Plasma đến nay đã được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới và được xem là điểm tựa niềm tin của những bác sĩ phẫu thuật trong công tác tiệt khuẩn dụng cụ.

Thâm nhập vào thị trường Việt Nam từ những năm đầu thập kỷ 20, STERRAD hiện nay đã có mặt tại 47 bệnh viện hàng đầu Việt Nam và đang có nhiều đóng góp tích cực trong công tác chống nhiễm khuẩn tại các bệnh viện này. Từ những bệnh viện có số ca phẫu thuật hàng đầu Việt Nam như Chợ Rẫy, Việt Đức, TW Huế đến các bệnh viện chuyên ngành như Từ Dũ, Phụ Sản Trung Ương, Nhi Đồng 1, Nhi Trung Ương, Viện Tim Hà Nội, Trung Tâm Tim Mạch Viện E, Viện Mắt TW, Tai Mũi Họng TW, Chấn Thương Chỉnh Hình; từ các bệnh viện đào tạo như ĐHYD TPHCM đến các bệnh viện Nhân Dân 115, Nhân Dân Gia Định, hay bệnh viện quân đội 108; từ các bệnh viện đồng bằng miền Tây Nam Bộ như TW Cần Thơ, ĐK Kiên Giang đến các bệnh viện miền núi Tây Nguyên như ĐK Daclak, ĐK Kontum hay vùng xứ sở sương mù Tây Bắc như ĐK Lai Châu, STERRAD đều đang góp phần mang lại cuộc sống tươi đẹp cho người dân trên toàn đất nước Việt Nam.

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 12 Tháng 8 2013 20:53

Đọc thêm...

Kiểm soát lây nhiễm lao tại các cơ sở y tế

  • PDF.

KHOA VI SINH

Nguyên tắc chung về kiểm soát lây nhiễm lao

  1. Tuân thủ các nguyên tắc và thực hành kiểm soát lây nhiễm do Bộ Y tế quy định.
  2. Bổ sung các biện pháp kiểm soát lây nhiễm lao cho phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện của đơn vị.

I.  Tình hình mắc lao tại Việt Nam:

- 40% dân số nhiễm lao, 10% trong số đó mắc bệnh trong năm.

- Mỗi năm có khoảng 180 nghìn người mắc bệnh lao, trong đó hơn 5% bệnh nhân lao đồng nhiễm HIV, gần 6000 bệnh nhân lao kháng đa thuốc và trên 20 nghìn người chết do lao.

- Mắc chủ yếu ở độ tuổi lao động: 20 – 50 tuổi.

- Một người bệnh lao mỗi năm lây cho 10 người khác, trong đó 1 người sẽ trở thành bệnh nhân lao.

- HIV làm cho bệnh lao tăng lên và khó khăn trong điều trị chẩn đoán.

- Lao là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở người HIV (+).

- Tỷ lệ lao kháng thuốc có chiều hướng gia tăng.

lao1

Lần cập nhật cuối lúc Thứ năm, 08 Tháng 8 2013 17:09

Đọc thêm...

Chế độ ăn cho bệnh nhân suy thận mạn có lọc máu ngoài thận chu kỳ

  • PDF.

Khoa Dinh Dưỡng

1. Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn

Khi đã chuyển bệnh sang điều trị bằng lọc máu có chu kỳ thì urê, creatinin, acid uric máu và một số nitơ phi protein khác sẽ được giảm xuống đến mức an toàn sau chu kì lọc. Natri, kali, nước cũng được điều chỉnh tốt; pH máu có thể trở về bình thường. Bệnh nhân sẽ thoải mái hơn, ăn ngon hơn và ăn khỏe hơn và khỏe dần ra. Tuy nhiên, do chức năng thận đã suy nặng, những ngày sau chu kì lọc máu, urê, creatinin máu lại tăng, nội mô lại bị rối loạn, nhiều ít là do chế độ ăn uống của bệnh nhân. Do đó không thể bệnh ăn uống một cách tự do, không tính toán mặc dầu có được lọc máu có chu kỳ.

Trong kỳ lọc máu các ion như natri, kali, được điều chỉnh tốt nhưng những ngày không lọc máu mà bệnh nhân thiểu niệu, vô niệu thì rất dễ bị tăng kali máu do đó không thể để bệnh nhân ăn quá nhiều rau, quả được. Đối với nước và natri cũng vậy, nếu để bệnh nhân ăn quá mặn, quá nhiều mì chính thì cơ thể sẽ bị tích natri, ứ nước, tăng thể tích tuần hoàn, phù, tăng huyết áp.

Mặt khác qua lọc máu bệnh nhân cũng mất một số protein, một số yếu tố vi lượng qua màng lọc thận nhân tạo hay qua màng bụng. Lọc màng bụng mỗi ngày bệnh nhân có thể mất từ 6-8g protein. Lọc thận nhân tạo lượng protein mất ít hơn, khoảng 3-4g/mỗi chu kỳ lọc. Như vậy đối với bệnh nhân lọc máu chu kỳ nếu cứ dùng chế độ ăn giảm đạm như trong điều trị bảo tồn thì chắc chắn cân bằng nitơ sẽ bị âm tính. Bệnh nhân sẽ bị suy dinh dưỡng do thiếu đạm. Ngược lại nếu cho ăn quá nhiều protein, ăn tự do thì mức độ urê máu những ngày trước lọc máu tăng cao. Bệnh nhân sẽ kém thoải mái, chán ăn vì vẫn ở trong tình trạng urê máu cao.

Đọc thêm...

Tư thế bệnh nhân trong gây mê phẫu thuật và biến chứng thường gặp

  • PDF.

BS CKI Nguyễn Hữu Anh - Khoa GMHS

1. MỘT SỐ TƯ THẾ THƯỜNG ỨNG DỤNG TRONG GÂY MÊ PHẪU THUẬT

1.1. Tư thế nằm ngữa:

Bàn phẫu thuật đặt nằm ngang, bệnh nhân đặt nằm ngữa, đầu kê nhẹ trên gối mỏng, khớp gối gập nhẹ được lót gối tròn bên dưới. Hai tay để buông xuôi dọc theo thân hoặc hai tay để thẳng trên tấm nệm kê tay. Khuỷu tay nên được lót nệm mềm và gót chân phải được lót gối mỏng tránh bị tỳ đè.

Trong trường hợp phẫu thuật vùng cổ, nên dùng một gối dài đường kính 10 cm có lót đệm ngang dưới vai, đầu kê trên một vòng tròn làm sẵn để giữ đầu không bị di động (nghiêng ngả). Khi gặp bệnh nhân có cổ ngắn phải để đầu hơi thấp hơn vai để giúp dễ dàng phẫu thuật (trong phẫu thuật bướu cổ).

 tuthe1

Lần cập nhật cuối lúc Thứ tư, 31 Tháng 7 2013 20:40

Đọc thêm...

Tuyển lãnh đạo, tránh tình trạng ‘sống lâu lên lão làng’

  • PDF.

Đó là chỉ đạo của Phó thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc về công tác nhân sự hiện nay khi ông chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc về đẩy mạnh cải cách hành chính và cải cách chế độ công vụ, công chức diễn ra ngày 26.7.

Theo báo cáo của Bộ Nội vụ, trong 6 tháng đầu năm, các bộ, ngành đã hoàn thành việc đơn giản hóa 115 thủ tục hành chính, nâng tổng số thủ tục hành chính được đơn giản hóa lên 3.396 thủ tục. Tuy nhiên, theo phê duyệt của Thủ tướng, đến nay vẫn còn 1.375 thủ tục hành chính cần tiếp tục được đơn giản hóa.

Chỉ đạo tại hội nghị, Phó thủ tướng cho rằng, công tác cải cách hành chính nhìn chung còn chậm và mang tính hình thức; lãnh đạo một số bộ, ngành, địa phương chưa quan tâm đến công tác này, chưa coi đó là nhiệm vụ chính trị thường xuyên; nhiều bộ, ngành, địa phương chưa chủ động, tích cực trong việc thực hiện nhiệm vụ liên quan đến cải cách chế độ công chức, công vụ...

thi-tuyen

Thi tuyển lãnh đạo giúp người trẻ có thêm cơ hội cống hiến

Phó thủ tướng yêu cầu các cơ quan hành chính tiếp tục thực hiện tinh giản biên chế, tuyển chọn những người đủ năng lực, trình độ, phẩm chất, đáp ứng các yêu cầu công việc được giao; thực hiện thí điểm chế độ công chức hợp đồng. Về phương thức tuyển chọn cán bộ lãnh đạo cấp vụ, sở, phòng cần được nghiên cứu đổi mới bằng các hình thức phù hợp, hiệu quả. “Đặc biệt phải tránh tình trạng sống lâu lên lão làng” - ông Phúc nhấn mạnh.

Ngoài ra, trách nhiệm thẩm quyền của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước trong công tác cải cách hành chính, công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực cần được xác định rõ. Bộ Nội vụ khẩn trương triển khai, hoàn thành kế hoạch xác định và công bố chỉ số cải cách hành chính của các bộ, ngành, địa phương; triển khai thực hiện phương pháp đo lường sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước.

Lần cập nhật cuối lúc Thứ bảy, 27 Tháng 7 2013 18:37

Đọc thêm...

You are here Tin tức