• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Y học thường thức

Phác đồ phục hồi chức năng sau phẫu thuật gãy đầu gần xương cánh tay

  • PDF.

Bs Trần Phước Việt  - 

NGUYÊN TẮC CHUNG:

  1. Quá trình liền xương thường diễn ra trong vòng 6 đến 8 tuần ở người lớn
  2. Để trở lại chức năng và chuyển động bình thường có thể cần từ 3 đến 4 tháng

MỤC TIÊU TỔNG THỂ:

  1. Tăng ROM (Tầm vận động) trong lúc mang dụng cụ bảo vệ vị trí gãy. Có thể sớm nếu kết hợp xương vững chắc
  2. Kiểm soát sưng đau (bằng các bài tập và phương pháp điều trị)
  3. Thường xuyên vận động nhẹ nhàng để ngăn ngừa cứng khớp

I. Giai đoạn I – Giai đoạn vận động sớm (0 – 5 tuần)

A. Tuần 1 Vận động thụ động đầu

  1. Luôn đeo nẹp/bột trừ khi tập luyện
  2. AROM: Tập tầm vận động chủ động bàn tay, cổ tay, khuỷu tay và cổ.
  3. Tăng cường sức cầm nắm và sức mạnh cổ tay
  4. PROM: Tầm vận động thụ động: xoay ngoài đến 30° và gấp đến 130º

phcngay.jpg

Xem tại đây

Lần cập nhật cuối lúc Thứ ba, 28 Tháng 3 2023 16:58

Tập huấn nâng cao kiến thức kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện

  • PDF.

Bs Lê Thị Mỹ Thương - 

Ngày 03 tháng 3 năm 2023 tại Hội trường bệnh viện, BVĐK Quảng Nam đã phối hợp với Công ty cổ phần Vietmedical Phân Phối tổ chức lớp tập huấn “Nâng cao kiến thức kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện”.

taphuanksnk5

Đến tham dự lớp tập huấn gồm đại diện các đơn vị ngoài tỉnh gồm Bệnh viện Đà Nẵng và Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ngãi, đại diện các đơn vị trên địa bàn tỉnh gồm 30 người, tại bệnh viện Đa khoa Quảng Nam gồm Ban giám đốc Bệnh viện, lãnh đạo các khoa/phòng, Điều dưỡng/ KTY, NHS trưởng khoa, Điều dưỡng/KTY/NHS các khoa trong bệnh viện 70 người.

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 27 Tháng 3 2023 10:15

Hoạt động mô hình mẫu về kiểm soát nhiễm khuẩn tại các bệnh viện khu vực miền trung và Tây Nguyên

  • PDF.

Khoa KSNK - 

Thực hiện kế hoạch của Cục quản lý khám, chữa bệnh – Bộ y tế và Bệnh viện Trung ương Huế về việc tiếp tục triển khai các hoạt động mô hình mẫu về Kiểm soát nhiễm khuẩn tại các Bệnh viện khu vực Miền trung và Tây nguyên, nhằm hỗ trợ rà soát công tác giám sát nhiễm khuẩn bệnh viện đã được Bộ y tế và các tổ chức CDC/PATH hỗ trợ triển khai trong thời gian qua. Ngày 15/3/2023 Bệnh viện Trung ương Huế cùng chuyên gia CDC/PATH đã đến làm việc tại Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam.

Mục tiêu của chuyến công tác nhằm cung cấp hỗ trợ kỹ thuật triển khai hoạt động giám sát nhiễm khuẩn bệnh viện bao gồm nhiễm khuẩn huyết và nhiễm khuẩn tiết niệu tại khoa ICU. Đồng thời khảo sát tình hình triển khai các hoạt động chung về KSNK của Bệnh viện và xác định các nhu cầu kỹ thuật cần hỗ trợ kỹ thuật.

ksnkqn1

Đọc thêm...

Tác dụng phụ trên hệ tim mạch của điều trị ung thư (phần 1)

  • PDF.

Bs Nguyễn Hồng Phúc - 

Một số phương pháp điều trị ung thư có thể gây ra tác dụng phụ trên hệ tim mạch. Tác dụng phụ này tuy không thường gặp nhưng có thể gây những hậu quả sau: Ảnh hưởng tới việc điều trị, làm giảm chất lượng cuộc sống hay thậm chí là tử vong.

Dưới đây là một số bất thường về tim mạch mà người bệnh có thể gặp trong và/hoặc sau điều trị ung thư: Bệnh cơ tim và suy tim sung huyết, viêm cơ tim, bệnh mạch vành, rối loạn nhịp tim, bất thường màng ngoài tim.

Nếu như trong và sau điều trị, người bệnh có các triệu chứng sau: khó thở, choáng váng hoặc chóng mặt, cảm giác khó chịu ở ngực hoặc đau ngực, mệt mỏi, phù tay hoặc chân. Người bệnh cần thông báo ngay cho bác sĩ điều trị hoặc điều dưỡng chăm sóc nếu như có bất kỳ triệu chứng nào kể trên

Nguyên nhân gây tác dụng phụ lên hệ tim mạch:

1. Xạ trị vào vùng ngực.

Một loạt các khối u ác tính được điều trị hiệu quả bằng bức xạ ion hóa, có thể ảnh hưởng lâu dài đến tim mạch bao gồm tổn thương mạch máu, van tim, màng ngoài tim và cơ tim, làm suy yếu sức khỏe lâu dài của những người sống sót. Các nghiên cứu dựa trên dân số đã phát hiện tỷ lệ tử vong do tim mạch tăng lên hơn 15 năm sau khi xạ trị 15 năm. Xạ trị trung thất hoặc thành ngực có thể gây xơ hóa các mạch máu nhỏ, mô dẫn truyền và tế bào cơ tim, dẫn đến rối loạn nhịp tim, viêm màng ngoài tim và tràn dịch. Ngoài ra, xạ trị có thể làm tăng xơ vữa động mạch, dẫn đến thiếu máu cơ tim có thể gây suy tim. Đây là nguyên nhân góp phần làm tăng tỷ lệ mắc bệnh tim mạch ở những người sống sót sau ung thư hạch, bao gồm bệnh màng ngoài tim, bệnh van tim và bệnh xơ vữa động mạch. Ngăn ngừa bệnh tim do xạ trị phần lớn phụ thuộc vào việc tính toán liều xạ trị hiệu quả thấp nhất, vì độc tính trên tim tăng tuyến tính với liều bức xạ (không có ngưỡng an toàn rõ ràng). Xạ trị 3D sử dụng chùm bức xạ tập trung, xạ trị điều biến liều (IMRT) hoặc liệu pháp proton có thể giảm thiểu liều lượng bức xạ ion hóa tới các cấu trúc tim liền kề với khối u.

tacdungtim1

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ tư, 22 Tháng 3 2023 16:40

Bệnh gout: Nguyên nhân, triệu chứng, phòng ngừa

  • PDF.

Bs Nguyễn Thị Hải - 

Bệnh gout là gì?

Bệnh gout (còn gọi là gút hay thống phong) là một dạng viêm khớp phổ biến, người bệnh thường chịu những cơn đau đột ngột và dữ dội ở các khớp ngón chân, ngón tay, đầu gối, kèm theo cơn đau là hiện tượng sưng đỏ, thậm chí không đi lại được do đau.

Thời đại ngày nay đã xóa tan quan niệm trước đây cho rằng gout là “bệnh nhà giàu” và chỉ có ảnh hưởng đến đàn ông, thực tế cho thấy, tỷ lệ phụ nữ mắc bệnh ngày càng phổ biến đặc biệt ở nhóm phụ nữ đã mãn kinh. Bên cạnh đó, khi đời sống được nâng cao hơn, nguồn thực phẩm đa dạng và chế độ ăn không lành mạnh đã khiến căn bệnh này ngày càng phổ biến và trẻ hóa.

Gout là bệnh vi tinh thể, do sự lắng đọng tinh thể Monosodium Urate trong và xung quanh các mô khi nồng độ Urate vượt quá giới hạn nồng độ tan của chất này dẫn đến một hoặc nhiều biểu hiện sau

  • Viêm khớp do gút cấp
  • Bệnh gút cấp
  • Bệnh thận do gout
  • Sỏi acid uric

goutt

Xem tiếp tại đây

 
You are here Tin tức Y học thường thức