• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Tắc ống lệ mũi bẩm sinh

  • PDF.

Bs Lê Văn Hiếu - Khoa Mắt

Bình thường, nước mắt được tiết ra từ tuyến lệ chính và tuyến lệ phụ, sau khi đã làm ướt bề mặt nhãn cầu và bốc hơi, phần còn lại sẽ vào điểm lệ xuống lệ quản, túi lệ, qua ống lệ mũi và đổ ra ngách mũi phía dưới. Khi có bệnh lý ở đường lệ, nước mắt sẽ bị ứ đọng và gây chảy nước mắt, đôi khi kèm theo mủ và nhầy.

Ở trẻ em, khi còn trong bụng mẹ ở thời kì đầu hệ thống lệ đạo là một ống đặc. Đến những tháng cuối của thời kỳ thai nghén hệ thống lệ đạo mới trở nên rỗng. Sự biến đổi từ đặc sang rỗng của lệ đạo được gọi là quá trình tạo ống. Đa số trẻ khi sinh ra, lệ đạo đã thông suốt để thực hiện chức năng dẫn lưu nước mắt. Chỉ ở một số ít trẻ, quá trình tạo ống vẫn tiếp tục cho đến sau khi sinh ra 1-2 tuần mới hoàn chỉnh.

lemui1                       

Hình 1: Giải phẩu hệ thống lệ đạo

Tắc ống lệ mũi bẩm sinh: Đây là bệnh lý thường gặp nhất trong các bệnh lý lệ đạo ở trẻ sơ sinh, tỷ lệ tắc ống lệ mũi có biểu hiện lâm sàng từ 2% - 4% ở số trẻ sinh đủ tháng từ 2 – 4 tuần tuổi. Trong số đó có khoảng 1/3 số trẻ bị tắc ống lệ mũi ở cả hai mắt.  

Nguyên nhân thường do tồn tại màng ngăn ở đầu xa của ống lệ mũi. Trẻ thường có biểu hiện mắt luôn ẩm ướt, có ghèn dính ở lông mi, chảy nước mắt sống ngay cả khi trẻ không khóc và có nước dạng nhầy hoặc nhầy mủ trào ngược ở góc trong mắt khi ấn vùng túi lệ (chổ hai mi mắt tiếp giáp với mũi). Nếu để lâu ngày không điều trị sẽ dẫn tới viêm túi lệ mãn tính.

lemui2        

Hình 2: Vị trí tồn tại màng ngăn gây tắc lệ đạo bẩm sinh

Hiện nay tắc lệ đạo bẩm sinh không có biện pháp phòng tránh nên đối với trẻ sơ sinh khi phát hiện thấy trẻ bị chảy nước mắt sống hoặc thường thấy đọng nước ở khe mi cha mẹ nên đưa trẻ đi khám ngay để các bác sỹ xác định chính xác nguyên nhân chảy nước mắt, loại trừ các nguyên nhân khác để có biện pháp điều trị phù hợp, không nên tự ý điều trị tại nhà.  

lemui3      

Hình 3: Tắc lệ đạo bẩm sinh ở mắt trái

Tùy thuộc độ tuổi của trẻ mà có cách phương pháp điều trị khác nhau. Theo “The Wills Eye Manual” thì trẻ nhỏ hơn 12 tháng tuổi nên tiến hành massage vùng túi lệ. 

Kể từ tháng 13 trở đi, nếu tình trạng tắc ống lệ mũi vẫn còn, khi đó phải tiến hành thông lệ đạo. Đa phần sẽ thành công trong lần thông lệ đạo đầu tiên, một vài trường hợp thất bại sẽ phải thực hiện lại, sau 3 lần vẫn không thành công khi đó sẽ phải tiến hành phẫu thuật đặt dây silicon trong lòng lệ quản.

Kỹ thuật xoa nắn tắc lệ đạo bẩm sinh

Cha mẹ có thể áp dụng kỹ thuật day, xoa nắn theo các bước sau:

  • Đặt trẻ nằm, một tay giữ đầu trẻ. Dùng ngón trỏ của tay kia đặt lên góc trong mắt, hướng lên trên tạo với trục mắt một góc khoảng 10 -15 độ. Ấn nhẹ đầu ngón trỏ và day ngược lên phía trên và về phía mắt để đẩy mủ ở trong túi lệ (nếu có) qua lệ quản ra ngoài.
  • Dùng bông lau sạch mủ nhầy. Nhỏ 1-2 giọt kháng sinh vào kết mạc cung đồ. Chờ 1 - 2 phút, sau đó đặt lại đầu ngón trỏ vào vị trí cũ, ấn một áp ực vừa phải và miết dọc xuống dưới về phía cạnh mũi, lặp lại thao tác này 10 – 15 lần.
  • Mỗi ngày thực hiện day, xoa nắn 3 đợt. Sau một tháng không khỏi nên đưa trẻ đi khám để bác sỹ để có chỉ định tiếp theo.

Lần cập nhật cuối lúc Thứ năm, 01 Tháng 9 2016 13:46

You are here Tin tức Y học thường thức Tắc ống lệ mũi bẩm sinh