• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Hormon tạo hoàng thể (LH)

  • PDF.

Khoa Hóa Sinh

Hormon tạo hoàng thể (luteinizing hormone (LH)), cũng giống hormon kích thích tạo nang trứng (FSH) được thùy trước tuyến yên bài tiết. FSH kích thích quá trình chín của nang trứng và điều này cần thiết cho sản xuất estrogen. Khi nồng độ estrogen tăng lên, hormon tạo hoàng thể (LH) được sản xuất. Nồng độ cao của cả hai hormon FSH và LH cần thiết để quá trình rụng trứng xảy ra ở phụ nữ và cho sự chuyển dạng của nang trứng thành hoàng thể gọi là quá trình tạo hoàng thể. Sau khi xảy ra rụng trứng, LH duy trì hoàng thể ( nơi tổng hợp progesteron). Nếu không xảy ra tình trạng có thai, hoàng thể bị thoái hóa sau khoảng 10 ngày. LH cũng kích thích buồng trứng sản xuất các steroid, chủ yếu là estradiol. Các steroid này giúp tuyến yên điều hòa quá trình sản xuất LH. Vào tuổi mãn kinh buồng trứng ngừng hoạt động chức năng và nồng độ LH tăng lên. Ở nam giới, LH và FSH kích thích tinh hoàn giải phóng testosteron, chất này cần thiết cho quá trình sinh tinh trùng.

hoangthe1

Ở nữ giới, LH kích thích buồng trứng tiết ra estrogen, progesterone và androgen một cách có chu kỳ và phục vụ như là tín hiệu cho sự rụng trứng. Trong nửa đầu của chu kỳ (giai đoạn nang), LH chủ yếu kích thích tế bào theca để sản xuất androgen. Các nội tiết tố androgen được benzen hóa để estradiol trong tế bào hạt của nang buồng trứng trưởng thành dưới ảnh hưởng của FSH. Vào giữa chu kỳ, estradiol có tác dụng phản hồi tích cực về vùng dưới đồi, mà gây nên một cách đáng kể trong việc sản xuất LH. Tăng LH này khởi sự rụng trứng và chuyển đổi của nang trứng vào trong hoàng thể, sau đó sản xuất ra progesterone chủ yếu chịu ảnh hưởng của LH.

Trong nửa sau của chu kỳ sau rụng trứng (giai đoạn hoàng thể), LH tiếp tục kích thích hoàng thể để sản xuất estradiol và progesterone. Những hormone steroid tác động đến nội mạc tử cung để làm cho nó dễ tiếp nhận phôi làm tổ. Nếu có thai, lá nuôi phôi nhau thai tiết ra hCG, kích thích hoàng thể tiếp tục sản xuất estrogen và progesterone trong hỗ trợ của thai kỳ. Trong trường hợp không có thai, giảm nồng độ LH làm thoái biến hoàng thể khoảng 2 tuần sau khi trứng rụng.

Ở nam giới, cả LH và FSH cần thiết cho sự sinh tinh. LH kích thích tế bào Leydig để chuyển đổi cholesterol để tạo testosterone. Testosterone và FSH, lần lượt, điều chỉnh tế bào Sertoli, mà phục vụ cho các tế bào sinh tinh.

Mục đích và chỉ định xét nghiệm:

  • Đánh giá chức năng của trục dưới đồi - sinh dục ở cả nam và nữ.
  • Chẩn đoán và xử trí tình trạng vô sinh.

Lưu ý khi xét nghiệm:

  • Xét nghiệm tiến hành trên huyết thanh.
  • Nên ngừng dùng tất cả các loại thuốc có thể làm thay đổi kết quả xét nghiệm  48 giờ trước khi lấy máu ( nhất là thuốc ngừa thai loại kết hợp estrogen và progesteron).

Giá trị bình thường

Nữ:

  • Giai đoạn tạo nang buồng trứng: 5- 30 IU/L
  • Giữa chu kỳ kinh :75-150 IU/L
  • Giai đoạn tạo hoàng thể : 3- 40 IU/L.

Nam :

  • 6 – 23 IU/L

Tăng nồng độ LH

Các nguyên nhân chính thường gặp là:

  • Giai đoạn sớm của bệnh to đầu chi.
  • Uống quá nhiều rượu.
  • Vô kinh nguyên phát.
  • Không có buồng trứng bẩm sinh.
  • Cường chức năng tuyến yên.
  • Hội chứng klinefelter.
  • Mãn kinh
  • Đang hành kinh
  • Suy chức năng buồng trứng.
  • Hội chứng buồng trứng đa nang
  • Dậy thì sớm
  • Rối loạn chức năng tuyến sinh dục tiên phát
  • Hội chứng Turner

Giảm nồng độ LH

Các nguyên nhân chính thường gặp là:

  • Chứng chán ăn do tinh thần
  • Giảm chức năng tuyến sinh dục
  • Giảm chức năng tuyến yên
  • Rối loạn chức năng vùng dưới đồi
  • Suy dinh dưỡng
  • U tế bào tiết prolactin
  • Hội chứng Sheehan

Lợi ích của xét nghiệm định lượng nồng độ LH

  1. Là XN thường được chỉ định ngay bước một khi muốn xác định tình trạng rụng trứng có xảy ra không và để đánh giá các BN bị vô kinh và hiếm muộn. FSH và LH thường được tiến hành định lượng cùng lúc.
  2. XN rất hữu ích khi làm bilan tình trạng không dậy thì : Ở nữ định lượng LH cần được tiến hành đồng thời với định lượng nồng độ estradiol , ở nam định lượng LH cần được tiến hành đồng thời với định lượng nồng độ testosteron .
  • Ở nữ: nồng độ LH tăng rất cao đi kèm với nồng độ estradiol thấp chứng tỏ có tổn thương buồng trứng type Turner
  • Ở nam: nồng độ LH tăng rất cao đi kèm với nồng độ testosteron thấp chứng tỏ có tổn thương tinh hoàn type Klinefelter.
  • LH bình thường hay thấp đi kèm với nồng độ testosteron thấp chứng tỏ có tổn thương vùng dưới đồi – tuyến yên.

Tài liệu tham khảo:

  1. Nguyễn Đạt Anh, Nguyễn Thị Hương(2013)-Các xét nghiệm thường quy áp dụng trong thực hành lâm sàng,Nhà xuất bản y học
  2. Mahutte NG, Ouhilal S. Hypothalamic-pituitary-ovarian axis & control of the menstrual cycle. Falcone T, Hurd WW, eds. Clinical reproductive medicine and surgery. First ed. New York: Elsevier; 2007. 1-16.
  3. Sharma RK. Physiology of Male Gametogenesis. Falcone T, Hurd WW, eds. Clinical reproductive medicine and surgery. New York: Elsevier; 2007. 73-84

Lần cập nhật cuối lúc Thứ tư, 28 Tháng 10 2015 14:13

You are here Tin tức Y học thường thức Hormon tạo hoàng thể (LH)