Khoa Mắt
BSCK II. Lê Thị Hà - Phó Trưởng khoa mắt BVĐK Quảng Nam cho biết: Về nguyên lý hoạt động máy chụp cắt lớp quang học OCT (Optical Coherence Tomography) có nguyên lý gần giống như siêu âm nhưng người ta dùng ánh sáng thay cho sóng âm. Như vậy nếu các môi trường mắt không bị vẩn đục nhiều ta có thể dùng OCT quan sát tất cả các cấu trúc của mắt trên không gian 3 chiều, giống như dùng một con dao cắt thật mịn và mỏng các cấu trúc của nhãn cầu với độ phân giải cực cao, là một kỹ thuật không xâm lấn vào tổ chức của mắt đồng nghĩa với không đau đớn và không chảy máu. Siêu âm A loại tốt nhất cũng chỉ đảm bảo độ phân giải khoảng 100 micron( 1/10 của mm) thế nhưng OCT đem đến độ phân giải tới 10-20 micron. Do vậy OCT cho ta nghiên cứu ở cấp độ vi thể chứ không phải là đại thể như các thiết bị nhãn khoa khác.
Võng mạc là một tổ chức thần kinh mỏng như tờ giấy, có vai trò như tấm phim trong máy ảnh, bám vào mặt trong phía sau nhãn cầu giống như giấy dán tường vậy. Võng mạc được tạo thành bởi mặt trong màng cảm giác và mặt ngoài màng nhận màu, giúp mắt cảm nhận được ánh sáng và màu sắc. Nếu võng mạc bị tổn thương sẽ ảnh hưởng rất lớn đến thị lực nhưng nếu được chẩn đoán sớm, người bệnh sẽ có cơ hội bảo vệ được đôi mắt của mình. Chụp cắt lớp võng mạc bằng OCT không những khắc phục được một số nhược điểm của phương pháp khám lâm sàng hay siêu âm mà còn giúp các bác sĩ nhãn khoa chẩn đoán sớm, chính xác và theo dõi diễn biến bệnh trong suốt quá trình điều trị để có biện pháp điều trị thích hợp. Chụp cắt lớp võng mạc có thể coi như một hình thức chụp CT scanner nhưng tỉ mỉ hơn, chính xác hơn, có thể nói là ở mức vi thể.
Như vậy, ưu điểm OCT là gì? Đó là một kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh:
- Không tiếp xúc trực tiếp,
- Không xâm lấn,
- Cho kết quả nhanh,
- Cho hình ảnh tế bào học mà không cần sinh thiết,
- Độ phân giải hình ảnh cao,
- Thực hiện được nhiều lần trên một bệnh nhân mà không gây bất kỳ biến chứng nào cũng như sự khó chịu cho người bệnh.
- Đặc biệt OCT cho phép phân tích, đo đạc, dựng bản đồ, lưu trữ ảnh và số liệu, dữ liệu... của các lần thăm khám trước đó và có chương trình so sánh kết quả giữa các lần thăm khám nhằm đánh giá tiến triển của bệnh.
Những đối tượng nào cần phải chụp OCT?
- Người trên 40 tuổi để phát hiện sớm bệnh glôcôm khi chưa có biểu hiện lâm sàng,
- Bệnh nhân Glôcôm đã và đang điều trị để đánh giá đáp ứng điều trị cũng như tiến trển của bệnh,
- Bệnh nhân tiểu đường,
- Bệnh nhân có bệnh lý tim mạch - tăng huyết áp và những bệnh lý giảm thị lực chưa rõ nguyên nhân...
Và những ai thuộc nhóm này nên tái khám định kỳ mỗi 6 tháng.
OCT đã và đang là phương tiện khám nghiệm hiện đại, đắc dụng, giá cả chấp nhận được trong ngành nhãn khoa và được bảo hiểm thanh toán. Hệ thống OCT hiện đại nhất hiện nay, hiện đang có mặt tại khoa Mắt BVĐK tỉnh Quảng Nam. Chúng tôi mong rằng sẽ phục vụ hàng ngàn lượt bệnh nhân trên khắp tỉnh Quảng Nam và các tỉnh lân cận (Quảng Ngãi, Kontum...).
Vẫn biết yếu tố con người là quan trọng nhưng máy móc hiện đại không thể thiếu trong những trung tâm y khoa hàng đầu.
- 09/03/2019 21:05 - Sàng lọc tim bẩm sinh bằng máy đo độ bão hòa oxyge…
- 04/03/2019 17:25 - Thông báo về HỘI NGHỊ TIM MẠCH MIỀN TRUNG - TÂY NG…
- 25/02/2019 17:54 - Cung đường mùa xuân
- 18/02/2019 11:42 - Phòng sinh thân thiện và người đồng hành
- 01/02/2019 18:13 - Cứu sống một trường hợp ngưng tim, ngưng thở
- 24/09/2018 07:57 - Kỷ niệm 25 năm nhận học bổng Brooks
- 12/09/2018 09:03 - Sự gia tăng của cận thị trong học đường
- 09/08/2018 07:12 - Một trường hợp lấy dị vật phế quản phức tạp thành …
- 03/08/2018 08:35 - Bổ sung oxy cải thiện huyết áp trong ngưng thở khi…
- 23/06/2018 07:54 - WHO công bố phân loại bệnh quốc tế mới (ICD 11)