• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Y học thường thức

Bệnh lao phổi

  • PDF.

CN Nguyễn Văn Thọ - Khoa Vi sinh

Mỗi năm trên thế giới 2,3 triệu người chết vì bệnh lao. Trong thập niên đầu của thế kỷ 21, trên thế giới còn lại thách thức của bệnh nhiễm trùng, đặc biệt là bệnh lao. Trong số 22 nước có gánh nặng bệnh lao (chiếm 80% dân số thế giới) có 17 nước chậm phát triển. Hằng năm 2,3 triệu người chết vì bệnh lao, trong đó tăng số người chết do lao kháng thuốc và đồng nhiễm HIV, gây nên mối nguy hiểm lớn cho sức khỏe toàn cầu.

Bệnh lao là gì?

Bệnh lao là nhiễm trùng và truyền nhiễm, nguyên nhân chủ yếu do vi khuẩn lao người (Mycobacterium tuberculosis) và thỉnh thoảng do lao bò (M.bovis), đây là hai loại chính trong nhóm M.tuberculosis complex. Nhóm vi khuẩn này gọi chung là trực khuẩn lao vì chúng gây ra những tổn thương điển hình gọi là u lao. Xét nhiệm đờm hoặc bệnh phẩm khác từ bệnh nhân nghi lao theo phương pháp nhuộm Ziehl – Neelsen, các trực khuẩn giữ màu đỏ của Fuchsin sau khi tẩy màu bằng dung dịch cồn-acid do có tính kháng acid, vì thế chúng được gọi là trực khuẩn kháng acid (AFB).

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ bảy, 18 Tháng 7 2015 06:51

Bệnh uốn ván

  • PDF.

KTV Nguyễn Thị Kim Vân - Khoa Vi sinh

Clostridium tetani là các tác nhân gây bệnh uốn ván. Trực khuẩn uốn ván được tìm thấy trong đất,và trong đường ruột và phân của  nhiều loài động vật khác nhau. Tỷ lệ mang mầm bệnh ở người thay đổi từ 0 đến 25%, và vi khuẩn uốn ván được cho là một thành viên tạm thời của hệ thực vật mà sự hiện diện phụ thuộc vào đường tiêu hóa. Trực khuẩn uốn ván chứa bào tử ở phần đuôi nên nó có hình dùi trống đặc biệt. Mặc dù các loại vi khuẩn  uốn ván có vách tế bào là trực khuẩn Gram dương điển hình, nhưng nó có thể bị nhuộm thành Gram âm hoặc màu nhuộm Gram-thay đổi, đặc biệt là trong các tế bào già.

uonvann1

Trực khuẩn uốn ván (Clostridium tetani)

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ tư, 24 Tháng 6 2015 20:24

Xuất huyết giảm tiểu cầu

  • PDF.

Trần Văn Trai - Khoa HHTM

Tiểu cầu là một trong ba loại tế bào trong máu (hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu). Đó là tế bào nhỏ nhất trong máu, được sinh ra từ các mẫu tiểu cầu ở tuỷ xương.

Tiểu cầu có chức năng quan trọng trong cầm máu và chống chảy máu nhờ các tính chất đặc thù là tập trung thành từng đám dính chặt vào thành mạch nơi bị tổn thương và thoái hoá chất nhầy để giải phóng ra yếu tố gây đông máu. Tiểu cầu có vai trò quan trọng trong quá trình cầm máu và bảo vệ thành mạch không bị rò rỉ. Khi số lượng tiểu cầu giảm thì quá trình này không được thực hiện và xảy ra tình trạng xuất huyết.

trai1

Xuất huyết giảm tiểu cầu là một trong những căn bệnh thường gặp. Bệnh hay gặp ở trẻ em, ở người trẻ tuổi, gặp ở nữ nhiều hơn nam. Bệnh biểu hiện dưới nhiều cấp độ khác nhau. Nhẹ thì xuất huyết dưới da dưới dạng chấm nhỏ li ti, dạng nốt như muỗi đốt hoặc thành đám, mảng lớn, khu trú ở một vài nơi hoặc rải rác khắp người; xuất huyết niêm mạc như chảy máu nướu răng, chảy máu cam, giác mạc.. Trường hợp nguy hiểm có khả năng dẫn tới xuất huyết nội tạng hay xuất huyết não, có thể gây tử vong hoặc để lại di chứng cho bệnh nhân suốt đời.

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Chủ nhật, 21 Tháng 6 2015 20:05

Giun đũa chó – mèo có gây bệnh viêm loét dạ dày hay không?

  • PDF.

Bs CKI Phạm Văn Sáu - Khoa Cấp cứu

Giun đũa Chó (Toxocara Canis) và Mèo (Toxocara Cati) từ lâu Y học đã đề cập rất nhiều. Đây là một bệnh do ký sinh trùng ký sinh lạc chủ gây ra, lạc chủ bởi vì vật ký sinh của chúng là Chó, Mèo chứ không phải người. Khi người bị nhiễm chúng, vì bất cứ lý do gì thì chúng có thể ký sinh lạc chủ ở người và có thể gây ra bệnh cho người.

Triệu chứng lâm sàng phụ thuộc rất nhiều vào số lượng và vị trí ấu trùng của sán đối với vật chủ, và biểu hiện triệu chứng bắt đầu từ các cơ quan bị nhiễm, có thể không có triệu chứng nếu nhiễm trùng nhẹ. Ấu trùng có thể lang thang trong Gan, Phổi, Tim, Não, Mắt và có thể gây ra hội chứng tăng Eosin mạn tính, tăng Bạch Cầu, Sốt, Gan to, viêm Phế quản dạng hen, viêm Phổi, Động kinh hoặc trì trệ trí tuệ, viêm võng mạc Mắt…Trong quá trình lưu hành trong cơ thể chúng đi đến các mô khác nhau và gây ra ít nhất 3 hội chứng ở người:

  • U hoạt do ấu trùng (Larval granulomatusis);
  • Hội chứng ấu trùng di chuyển trong tạng (Visceral larva migrans syndrome);
  • Hội chứng ấu trùng di chuyển trong cơ quan Mắt (Ocular larva migrans syndrome).

giunsau1

Hình minh họa

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Chủ nhật, 21 Tháng 6 2015 19:58

Nhân sâm Việt Nam - cây thuốc cần được bảo tồn và phát triển

  • PDF.

Ths Nguyễn Văn Tánh - Khoa YHCT

NHÂN SÂM

Đông y coi sâm là vị thuốc đứng đầu các vị thuốc bổ, theo thứ tự sâm, nhung, quế, phụ. Sâm nói ở đây là vị Nhân sâm. Tên Nhân sâm là do vị thuốc giống hình người. Nhân sâm là rễ cây Nhân sâm Panax ginseng, họ Ngũ gia bì Araliaceae .

Cây nhân sâm mọc hoang và được trồng ở Trung quốc, Triều tiên, vùng Viễn đông của Liên xô cũ, còn được trồng ở Nhật bản, Mỹ, nhưng nổi tiếng vẫn là sâm Triều tiên và sâm Trung quốc.

Theo YHCT, nhân sâm có vị ngọt, hơi đắng, vào kinh phế, tỳ, có tác dụng đại bổ nguyên khí, ích huyết, sinh tân dịch. Trên lâm sàng được ứng dụng để chữa chứng khí hư (người gầy, mệt nhọc, ăn kém, nói nhỏ, ngại nói); chứng choáng và trụy mạch do mất máu, mất nước (chân tay lạnh, sắc mặt trắng bệch, mạch nhỏ muốn tuyệt gọi là chứng vong dương hay thoát dương); sinh tân dịch để chữa chứng khát do âm hư, sốt kéo dài tân dịch giảm; an thần do huyết hư không nuôi dưỡng được tâm thần gây vật vã, ngủ ít, hốt hoảng; chữa hen suyễn do phế khí hư; cầm ỉa chảy mạn tính do tỳ hư.

SAM2

Sâm Việt Nam từ 2 đến 6 tuổi

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 15 Tháng 6 2015 20:53

You are here Tin tức Y học thường thức