• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Y học thường thức

Chăm sóc giấc ngủ - liều thuốc hiệu nghiệm cho cơ thể khỏe mạnh

  • PDF.

Bs Dương Chí Lực - KHTH

“Ngủ” là một thuộc tính sinh học không những của con người mà còn của hệ động vật nói chung. Đó là một trạng thái “vô thức tự nhiên” chiếm khoảng 30% thời gian trong cuộc đời của con người. Tưởng chừng như lãng phí, nhưng trái lại, ngủ vô cùng quan trọng để duy trì khả năng tồn tại, bảo trì và phát triển của cơ thể. Cụ thể là giấc ngủ giúp cho cơ thể nghỉ ngơi mà trong đó tất cả các cơ quan đều có hiện tượng cắt giảm tối đa các hoạt động chức phận của mình đủ để duy trì sự sống, ngủ giúp cho hiện tượng thay thế làm mới các tế bào được diễn ra thuận lợi để đảm bảo duy trì chức năng của tất cả các cơ quan. Trong giới hạn của bài viết này, người viết chỉ đền cập đến hiện tượng ngủ của con người.

giacngu1

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ năm, 06 Tháng 8 2015 08:45

Ngày vì nạn nhân chất độc da cam/dioxin

  • PDF.

Khoa Hóa Sinh

Trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam, mục đích quân sự chính thức của chất độc da cam nhằm diệt các loài cây gỗ, cây bụi và mùa màng lương thực là sự che chở và nguồn cung cấp  thực phẩm cho quân đội du kích Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam. Trong 10 năm, từ 1961 đến 1971, quân đội Mỹ đã rải hơn 18,2 triệu gallon chất độc da cam với thành phần chứa dioxin xuống hơn 10% diện tích đất ở miền Nam Việt Nam, làm nhiễm độc và tàn phá hàng triệu hécta rừng và đất nông nghiệp. Chất này duy trì chỉ trong một vài ngày hoặc vài tuần và sau đó tự tiêu hủy, nhưng nó có chứa độc chất dioxin, không phân hủy dễ dàng và hiện vẫn đang gây ra các vấn đề về sức khỏe cho người dân ở Việt Nam.

dioxin1

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Chủ nhật, 02 Tháng 8 2015 09:42

Tự chữa bệnh táo bón bằng các phương pháp đơn giản

  • PDF.

Bs Dương Chí Lực - KHTH

Táo bón là một tình trạng các chất thải được đào thải ra ngoài qua đường tiêu hóa chậm hơn 3 ngày, hoặc đào thải một cách khó khăn buộc phải sử dụng đến các phương pháp hỗ trợ cơ năng cũng như cơ học. Táo bón có thể gặp ở mọi lứa tuổi với tỷ lệ khoảng 30% dân số, và tỷ lệ này ngày càng có xu hướng gia tăng trong giai đoạn hiện nay đã gây nên những ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống cũng như công việc hằng ngày.

TAOBO1

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến táo bón, trước hết phải kể đến những sản phụ mang thai ở những tháng cuối, hoặc những người bị động thai đang điều trị dẫn đến “ngại” rặn khi đi cầu. Nhiều hơn là các nguyên nhân cơ năng như rối loạn co bóp của cơ trơn thành ruột gặp trong những người ít vận động, mặc bệnh nặng cần phải nằm lâu (tai biến, .v.v…), suy nhược cơ thể, dùng thuốc dài ngày .v.v…; Các nguyên nhân gây tắc nghẽn đường ruột như các bệnh lý thực thể đường tiêu hóa như u đại tràng, u mạc treo .v.v.... Ngoài ra, trong thời đại công nghiệp “kỹ thuật số” ngày càng phát triển, con người phải hoạt động theo các “lập trình” mà thường không phù hợp với sinh lý tự nhiên của cơ thể, kèm theo sự căng thẳng đã góp phần gây nên tình trạng táo bón ngày càng trở nên phổ biến.

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ sáu, 24 Tháng 7 2015 21:16

Những kinh nghiệm trong việc tiếp xúc ban đầu với người bệnh tại Khoa Cấp Cứu

  • PDF.

CNĐD Trịnh Thị Xuân Thúy - Khoa Cấp Cứu

Khoa Cấp cứu là nơi tiếp xúc đầu tiên với người bệnh và người thân của họ, một nơi được xem là “đầu sóng ngọn gió” của Bệnh viện. Nếu thực hiện tốt quy tắc giao tiếp ứng xử ngay tại đây thì sẽ tạo được ấn tượng tốt đối với người bệnh, tạo được niềm tin và sự thoải mái đối với họ, tránh được các rắc rối xảy ra. Ngược lại, nếu công tác giao tiếp ứng xử không tốt thì sẽ tạo một ấn tượng ban đầu xấu, người bệnh luôn trong tình trạng lo lắng, qua đó sẽ giảm niềm tin vào cơ sở điều trị, ảnh hưởng đến uy tín và việc thu dung của Bệnh viện.

tuvancapcuu2

Khám bệnh và tư vấn tại Khoa Cấp Cứu

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ sáu, 30 Tháng 10 2015 09:00

Hiến máu tình nguyện và những điều cần biết

  • PDF.

Bs CKI Đặng Ngọc Thành - Khoa Cấp Cứu

Người ta thường có câu “một giọt máu đào hơn ao nước lã”, quả thật đúng như vậy, những ai đã một lần nằm viện hoặc có người thân không may bị bệnh hiểm nghèo phải truyền máu mới thấy được giá trị to lớn của những giọt máu. Nhiều lúc máu là phương thuốc duy nhất để cứu sống người bệnh, có máu người bệnh sẽ sống, không có máu hoặc không  có kịp thời thì đồng nghĩa với chấm dứt cuộc đời của họ. Tất cả các chuyên khoa đều cần đến máu hoặc các chế phẩm của máu: Cấp cứu, hồi sức, nội khoa, ngoại khoa, sản khoa, ung bướu… nhu cầu người bệnh thì rất lớn trong khi nguồn cung cấp hiện nay ở các bệnh viện chủ yếu là máu dự trữ từ các đợt vận động hiến máu tình nguyện nhưng số lượng rất hạn chế và không đầy đủ. Do đó nhu cầu về máu là luôn luôn cấp thiết, người bệnh đang từng giờ, từng ngày đợi những giọt máu từ những tấm lòng nhân ái, “thương người như thể thương thân” của cộng đồng.

giotmau11

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 20 Tháng 7 2015 20:54

You are here Tin tức Y học thường thức