• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Y học thường thức

Haemophilus Influenzae

  • PDF.

CNCĐ Nguyễn Thị Phượng - Khoa Vi sinh

Haemophilus influenzae do Richard Pleiffer phân lập lần đầu tiên từ một bệnh nhân bị chết trong vụ dịch cúm lớn năm 1982 (nên còn gọi là trực khuẩn Pleiffer). Từ đó trở đi, trong một khoản thời gian dài, người ta tin rằng nó chính là căn nguyên gây ra bệnh cúm (influenzae) và đặt tên là bacterium influenzae. Mãi đến năm 1933 khi phát hiện ra virus cúm thì căn nguyên của bệnh cúm cũng như vai trò của B. influenzae mới được làm sáng tỏ: Virus cúm gây ra bệnh cúm, còn B. influenzae là vi khuẩn ăn theo (second invader) sau khi các tế bào niêm mạc đường hô hấp bị tổn thương nặng nề bởi virus cúm.

Từ những năm 1980 (trước khi có vacxin) đến năm 2005 (thời kỳ có vacxin), tỷ lệ mắc bệnh do Haemophilus giảm ≥99.8%, và tỷ lệ tử vong liên quan đến giảm ≥99.5%. Năm 2006, báo cáo hoạt động của Trung tâm giám sát vi khuẩn ước tính rằng, tại Hoa Kỳ, 4800 trường hợp (1,6 trên 100.000 dân) của nhiễm H influenzae kết quả là 700 người chết (0,23 trên 100.000 dân).

I. VI KHUẨN

1.1 Hình thái

H. influenzae là trực khuẩn hoặc cầu trực khẩn nhỏ, Gram âm. Kích thước 0,3-0,5 x 0,5-3 µm. Có thể gặp các dạng dài và mảnh như một đoạn chỉ khi điều kiện nuôi cấy không chuẩn. Không có lông, không thể có vỏ.

hi3

Hình thể của H. influenzae

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 19 Tháng 9 2016 19:19

Hội chứng phế quản

  • PDF.

CN Nguyễn Minh Nhựt - Khoa CĐHA

Các dấu hiệu trực tiếp

Dày thành phế quản: thành phế quản bình thường chỉ thấy được ở phế quản gốc bên phải và thân phế quản trung gian, hoặc thấy được hình vòng trong hình súng hai nòng gần rốn phổi, trên phim phổi thường. Trên phim CLVT lớp mỏng, thành phế quản mỏng và đều, thấy được ở 2/3 trong, tương ứng với các phế quản phân thùy hoặc hạ phân thùy, khó thấy ở tiểu phế quản tận cùng.

Dày thành phế quản có nhiều nguyên nhân:

-  Phù nề tổ chức kẻ quanh phế quản, đồng thời là triệu chứng của hội chứng kẻ

- Thâm nhiễm tế bào ở niêm mạc phế quản.

- Xơ hóa ở thành phế quản.

hcpq1

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Chủ nhật, 18 Tháng 9 2016 19:45

Ung thư dạ dày

  • PDF.

Bs CK1 Lê Trung Nghĩa - Khoa Ung bướu

Ung thư dạ dày là bệnh rất thường gặp ở Việt Nam, đứng hàng đầu trong các bệnh ung thư đường tiêu hoá, đứng hàng thứ 4 trong các loại bệnh ung thư. Điều trị chính là phẩu thuật, còn xạ trị và hoà trị có vai trò hổ trợ. Kết quả phẩu thuật phụ thuộc vào giai đoạn bệnh và việc nạo vét hạch lympho một cách rộng rãi.

Tỉ lệ bệnh có khác nhau là do tầp quán ăn uống. Tỉ lệ mắc bệnh ung thư dạ dày cao nhất là ở Nhật Bản, Nam Mỹ và Đông Âu, với tỉ lệ mới mắc là 30- 85 trường hợp trên 100000 dân. Tỉ lệ tử vong do bệnh tại Nhật Bàn có xu hường giảm nhờ chương trình tầm soát rộng rãi tại quốc gia này. Tại Mỹ hằng năm có 22700 trường hợp mới phát hiện, khoảng 11800 trường hợp tử vong trong 1 năm. Nam mắc bệnh nhiều hơn nữ, tuổi trung bình là 60.

kdaday4

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Chủ nhật, 25 Tháng 9 2016 07:08

Tăng cường công tác kiểm soát nhiễm khuẩn vì sự an toàn của người bệnh

  • PDF.

Ds Nguyễn Thị Mai - Khoa KSNK

Bệnh viện là nơi tập trung người bệnh để điều trị, nơi các thầy thuốc đưa ra các chẩn đoán, các quyết định về công tác điều trị, nơi diễn ra các phẫu thuật, thủ thuật xâm lấn, nơi các thầy thuốc thường xuyên bị áp lực về công việc do tình trạng quá tải và áp lực về tâm lý. Vì vậy, sự cố y khoa không mong muốn là điều khó tránh và trong nhiều trường hợp vượt ra khỏi tầm kiểm soát.   

Theo các nhà nghiên cứu y học, lĩnh vực y khoa là lĩnh vực có nhiều rủi ro nhất đối với khách hàng. Khi vào một cơ sở y tế để khám bệnh cái vốn quý nhất của người bệnh là sức khỏe được ủy thác cho các thầy thuốc, đổi lại người bệnh luôn mong đợi và kỳ vọng được chăm sóc và điều trị một cách an toàn và có chất lượng. Do vậy, bảo đảm an toàn cho người bệnh là trách nhiệm của mọi cơ sở y tế và cũng là sứ mệnh của mọi thầy thuốc, mọi nhân viên y tế. An toàn người bệnh là một chương trình có sự khởi đầu mà không bao giờ kết thúc, bởi vì nguy cơ của các sự cố y khoa luôn thường trực và có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

ruatay1

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ tư, 14 Tháng 9 2016 14:44

Đạo đức trong y học lâm sàng

  • PDF.

Bs Trà Quang Ân - Khoa Cấp cứu

Các thầy thuốc thường đứng trước các lối thoát đạo đức trong thực hành lâm sàng, có thể gây bối rối, làm mất thời gian và gây xáo trộn cảm xúc. Kinh nghiệm, lương tri, và đơn thuần chỉ là một người có lương tâm không thôi cũng không đảm bảo cho các thầy thuốc có thể nhận dạng hoặc giải quyết được những điều nan giải về mặt đạo đức thường gặp trong thực tiễn lâm sàng.

Các phương châm cơ bản về đạo đức

Trong việc chăm sóc người bệnh, các thầy thuốc phải theo hai phương châm đạo lý cơ bản song thường trái ngược nhau: tôn trọng tính tự chủ của người bệnh và hành động nhằm đem lại lợi ích tốt nhất cho người bệnh.

Tôn trọng quyền tự chủ của người bệnh

Những người bệnh nào có khả năng và được giải thích thì đều có quyền không chấp nhận các can thiệp điều trị mà mình không muốn. Họ có thể sử dụng quyền tự định đoạn bằng cách từ chối những phương pháp can thiệp được khuyến nghị và lựa chọn trong số các phương pháp hiện có.

daoduc

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ tư, 14 Tháng 9 2016 14:32

You are here Tin tức Y học thường thức