• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Y học thường thức

Những điều cần biết về viêm gan siêu vi C

  • PDF.

CN Dương Thị Thảo - Khoa Vi sinh

Viêm gan siêu vi C là bệnh lý do virus có tên gọi là HCV (hepatitis C virus) tấn công gan dẫn đến viêm gan. Virus được phát hiện bởi Dr Alter vào năm 1988. Theo ước tính khoảng 160 triệu người tương đương 2,35% dân số thế giới đang bị nhiễm HCV mạn tính.

HCV  thuộc loại Reovirus có 7 kiểu genotype trong đó Genotype 1, 2, 3 phổ biến nhất và genotype 7 ít gặp chiếm khoảng 1%. HCV được nhân lên và phát triển trong tế bào gan bị phơi nhiễm.

HCV1

Hầu hết bệnh nhân nhiễm viêm gan C đều không có triệu chứng, bệnh nhân không biết mình bị nhiễm viêm gan C. Bệnh nhân chỉ phát hiện bị bệnh khi chức năng gan bị hủy hoại hoặc trong quá trình khám sức khỏe định kỳ. Khi bệnh thành mạn tính (sau 6 tháng bị nhiễm viêm gan C), bệnh nhân biểu hiện một số triệu chứng trên lâm sàng sau:

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ ba, 22 Tháng 4 2014 07:36

Xoắn tinh hoàn

  • PDF.

Bs CKI Nguyễn Vũ Phát - Khoa Ngoại TH

Xoắn tinh hoàn là xoắn các cấu trúc của thừng tinh ngăn cản luồng máu đến tinh hoàn và mào tinh làm cho tinh hoàn hoại tử.

Xoắn tinh hoàn là một tối cấp cứu ngoại khoa nếu xử trí muộn phải cắt tinh hoàn.Bệnh có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi

I. Giải phẫu học và cơ chế bệnh sinh :

Cơ chế gây xoắn chưa được hiểu biết thật rõ ràng nhưng 1 số cho rằng là do co kéo cơ nâng tinh hoàn, cơ Dartos và tăng testosteron có thể liên quan. Tinh hoàn có thể bị xoắn từ 360-7200. Mức độ và thời gian xoắn quyết định thương tổn tinh hoàn. Xoắn nhẹ sẽ làm tắc tĩnh mạch dẫn đến phù nề tinh hoàn gây đau. Xoắn nặng hơn và kéo dài làm nghẽn tĩnh mạch sau đó là động mạch dẫn đến hoại huyết tinh hoàn. Rất ít tinh hoàn còn hồi phục sau 24h và có những trường hợp tinh hoàn hoại tử ngay sau khi triệu chứng khởi đầu xuất hiện 2 giờ.

xoangtinhoan1

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 21 Tháng 4 2014 09:36

Hạ natri huyết tương ở bệnh nhân tai biến mạch máu não

  • PDF.

Ths Bs Trần Thị Minh Thịnh - Khoa Nội TH

Tai biến mạch máu não còn được gọi là đột quỵ. Theo tổ chức y tế thế giới: ''Tai biến mạch máu não là sự xảy ra đột ngột các thiếu sót chức năng thần kinh, thường khu trú hơn là lan toả, tồn tại quá 24 giờ hoặc tử vong trong 24 giờ. Các khám xét loại trừ nguyên nhân chấn thương". Tai biến mạch máu não gồm 2 thể chính: Nhồi máu não (nhũn não) và xuất huyết não.  

Tai biến mạch máu não luôn là vấn đề  thời sự cấp bách của Y học. Tỷ lệ mắc bệnh trong cộng đồng rất cao và tăng theo thang tuổi, chủ yếu từ 50 tuổi trở lên, nam nhiều hơn nữ. Ở Việt Nam tai biến mạch máu não ngày càng gia tăng, trở thành một vấn đề lớn của ngành thần kinh học. Một số thống kê ở bệnh viện tỉnh thành cho thấy bệnh nhân nội trú vì tai biến mạch máu não gia tăng. Tai biến mạch máu não là nguyên nhân gây tử vong thứ hai trên toàn cầu. Tai biến mạch máu não được xem như là bệnh đe dọa tình trạng tử vong cũng như một tàn phế trầm trọng về tinh thần lẫn thể xác người bệnh, để lại nhiều di chứng về tâm thần kinh, là gánh nặng cho gia đình và xã hội. 

hanatrim1 

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ năm, 17 Tháng 4 2014 09:37

Viêm quanh khớp vai và thực hành trong khám - điều trị.

  • PDF.

Bs Võ Tấn Thi - Khoa Nội TH

Mục đích cuối cùng của điều trị các chứng và bệnh về khớp là trả lại cho khớp đó chức năng vận động. Một khớp mà chức năng vận động bị giảm hoặc mất đi thì gây ra rất nhiều hậu quả như thẩm mỹ, khả năng lao động giảm hoặc mất, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của chính họ, thậm chí là gánh nặng cho gia đình, cộng đồng và xã hội...

Khi khớp bị giới hạn tầm vận động thì khả năng co cơ chủ động, sự duy trì cảm giác của phần chi thể mà khớp đó chi phối sẽ bị ảnh hưởng.

Khớp vai là một khớp lớn của cơ thể, khi bị viêm quanh khớp vai thì chắc chắn phần tay mà khớp đó chi phối sẽ bị ảnh hưởng.

Thời gian bị viêm quanh khớp vai càng lâu, thì mức độ đau và hạn chế vận động càng trầm trọng. Vì đau cho nên người bệnh không dám vận động, làm cho cứng khớp tăng dần, khi cứng khớp tăng lên thì mức độ đau cũng tăng theo, đau cả ngày lẫn đêm, làm cho người bệnh không thể nào ngủ được, không thể chải đầu, mặc áo, thậm chí không thể cầm đũa ăn cơm. Bệnh ở giai đoạn nầy hầu như thất bại với việc dùng thuốc kháng viêm, giảm đau, kể cả corticoid tiêm vào khớp.

viekhop1 

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ năm, 17 Tháng 4 2014 09:01

Điều trị viêm quanh khớp vai

  • PDF.

Bs Nguyễn Đình Tuấn - Khoa Nội

Các trường hợp viêm quanh khớp vai vào khoa Nội Tổng hợp Bệnh viện đa khoa Quảng Nam qua theo dõi thấy không nhiều. Tuy nhiên, việc điều trị kết quả còn hạn chế, phần lớn bệnh nhân khi ra viện còn đau và thường tái phát sớm. Bài viết này xin lược lại một số điểm chính về bệnh lí này và các phương pháp điều trị hiện nay.

Viêm quanh khớp vai là bệnh lí của các cấu trúc cạnh khớp vai (gân, túi thanh mạc, bao khớp) mà không có tổn thương ở chính khớp vai. Để xác định chẩn đoán, đặc biệt là xác định các tổn thương thực thể của phần mềm quanh khớp vai, ngoài các dấu hiệu lâm sàng, cần tiến hành một số biện pháp thăm dò cận lâm sàng như: 

  • Siêu âm với đầu dò ≥ 7,5 mHz vùng khớp vai,
  • Chụp khớp vai cản quang hoặc MRI để phát hiện đứt gân, co thắt bao khớp.

viemkhopvai1 

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ ba, 15 Tháng 4 2014 17:51

You are here Tin tức Y học thường thức