• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Những điều cần biết về viêm gan siêu vi C

  • PDF.

CN Dương Thị Thảo - Khoa Vi sinh

Viêm gan siêu vi C là bệnh lý do virus có tên gọi là HCV (hepatitis C virus) tấn công gan dẫn đến viêm gan. Virus được phát hiện bởi Dr Alter vào năm 1988. Theo ước tính khoảng 160 triệu người tương đương 2,35% dân số thế giới đang bị nhiễm HCV mạn tính.

HCV  thuộc loại Reovirus có 7 kiểu genotype trong đó Genotype 1, 2, 3 phổ biến nhất và genotype 7 ít gặp chiếm khoảng 1%. HCV được nhân lên và phát triển trong tế bào gan bị phơi nhiễm.

HCV1

Hầu hết bệnh nhân nhiễm viêm gan C đều không có triệu chứng, bệnh nhân không biết mình bị nhiễm viêm gan C. Bệnh nhân chỉ phát hiện bị bệnh khi chức năng gan bị hủy hoại hoặc trong quá trình khám sức khỏe định kỳ. Khi bệnh thành mạn tính (sau 6 tháng bị nhiễm viêm gan C), bệnh nhân biểu hiện một số triệu chứng trên lâm sàng sau:

  • Mệt mỏi là triệu chứng đầu tiên thường gặp đối với những người viêm gan C.
  • Buồn nôn, ợ chua, đầy hơi đau bụng mất cảm giác ngon miệng.
  • Vàng da, nước tiểu sẫm màu, phân sẫm màu.
  • Đau đầu, sốt nhẹ, đổ mồ hôi ban đêm, ớn lạnh, đau khớp, đau cơ, suy nhược.

Những dấu hiệu này thường nhầm lẫn với một bệnh lý khác như viêm dạ dày, tắt mật, cúm... Vì vậy để khẳng định bệnh nhân nhiễm HCV thì phải dựa vào các xét nghiệm cận lâm sàng.

Hai loại xét nghiệm được sử dụng trong chẩn đoán và điều trị HCV là huyết thanh học phát hiện kháng thể đặc hiệu với HCV và xét nghiệm sinh học phân tử phát hiện acid nucleic của virus. Các xét nghiệm không có vai trò trong việc đánh giá mức độ nghiêm trọng hoặc tiên lượng bệnh.

Để chẩn đoán nhiễm HCV cấp tính hay mạn tính thường yêu cầu thử nghiệm huyết thanh cho cả hai: kháng thể HCV (Anti-HCV) và HCV-RNA, đây là hai xét nghiệm được khuyến khích vì cung cấp thông tin về nồng độ virus hiện diện.

Ngoài ra sự khác biệt giữa giai đoạn cấp hay mạn của HCV còn phụ thuộc vào sự hiện diện của các triệu chứng vàng da, vàng mắt, tăng men gan.

HCV-RNA có thể xác định sớm nhất khoảng 2 tuần sau khi bị phơi nhiễm trong khi Anti HCV có thể phát hiện sau phơi nhiễm khoảng 8-12 tuần, vì vậy việc chẩn đoán HCV cấp hay mạn cần được phân tích cẩn thận.

HCV lây qua đường truyền máu, tiêm chích, quan hệ tình dục,…HCV là virus gây viêm gan và tổn thương gan nghiêm trọng nhất trong tất cả các loại virus khác. Trung bình cứ 100 người bị nhiễm HCV có 40 người khỏi bệnh hoàn toàn, 60 người sẽ tiến triển đến viêm gan mạn. Trong 60 người có khoảng 12 người tiến triển thành xơ gan, 2 – 5% trong số đó sẽ suy hoàn toàn chức năng gan còn lại 1-4% trong số đó sẽ phát triển thành ung thư gan.

Hiện tại chưa có Vaccine HCV nên việc phòng ngừa lây nhiễm là biện pháp tối ưu .

  • Không dùng chung kim tiêm, tránh tiếp xúc với máu hoặc các sản phẩm của máu. Nếu bạn là nhân viên y tế, các dụng cụ lấy máu hoặc tiếp xúc với máu cần đươc tiệt trùng một cách thích hợp.
  • Không dùng chung đồ chăm sóc cá nhân.
  • Quan hệ tình dục không an toàn, đây là nguy cơ cao bị nhiễm HCV nếu có thêm một bệnh lý đi kèm như HIV hoặc viêm đường sinh dục.

Từ năm 1987 tất cả máu và các sản phẩm của máu đều được sàng lọc HCV  vì vậy nếu trước năm 1987 bạn được ghép tạng hoặc truyền máu thì bây giờ ban nên khi xét nghiệm HCV để điều trị và phòng lây lan cho người thân.

Hiện nay Y học phát triển, chất lượng cuộc sống tăng nên việc phòng ngừa bệnh cũng dễ dàng, hiệu quả điều trị và theo dõi điều trị cũng tốt hớn. Theo thống kê năm 1010, 50-60% bệnh nhân HCV mạn được điều trị cho kết quả tốt.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Franciscus A  (2013),  HCV Genotype and Quasispecies, HCSP Fact Sheet, pp. 1-3
  2. Jeffrey P, James M, Brian W (1998), Recommendations for Prevention and Control of  Hepatitis C Virus (HCV) Infection and HCV-Related Chronic Disease, Morbidity and Nortality Weekly Report (47),pp.1-38
  3. Kazimiera  A, Rob B, (2007), Healthy Living with Hepatitis C, Canadian Liver Foundation, pp. 6-34
  4. Marc G, Doris B. Thomas L, (2009), Diagnosis, Management, and Treatment of Hepatitis C: An Update, Aassld Practice  Guidelines,pp. 1335-1362.

Lần cập nhật cuối lúc Thứ ba, 22 Tháng 4 2014 07:36

You are here Tin tức Y học thường thức Những điều cần biết về viêm gan siêu vi C