• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Chương trình khám và phẫu thuật miễn phí cho trẻ khe hở môi – vòm miệng từ 27/5/2024 tại BVĐKQN – Liên hệ: Bs CK2 Nguyễn Minh Đức 0905309192. Xem THÔNG BÁO!

Trường hợp LS

Nhân một trường hợp thai lạc chỗ trong ổ bụng

  • PDF.

BS Nguyễn Thị Kiều Trinh - 

Trường hợp lâm sàng

Thai phụ tên NTTN, 39 tuổi, PARA 3012. Mất kinh 03 tháng, có đi siêu âm tại tuyến dưới lúc trễ kinh 01 tháng, không thấy thai trong tử cung, nhưng không được chẩn đoán thai ngoài tử cung, tự về nhà theo dõi.

Trước ngày nhập viện một ngày, đau bụng nên xin nhập viện tại TTYT huyện, được siêu âm chẩn đoán thai ngoài tử cung, được chỉ định phẫu thuật nội soi trong đêm. Tuy nhiên, theo ghi nhận tại TTYT huyện, vào Trocart, quan sát không tiếp cận được khối thai, toàn bộ vùng hố chậu bị lấp đầy các quai ruột nên phẫu thuật viên ngưng mổ, đặt dẫn lưu và sáng ngày hôm sau chuyển về Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Nam.

Tại Bệnh viện Đa Khoa Quảng Nam, ghi nhận sinh hiệu ổn định, bụng có vết mổ cũ đường dọc giữa rốn vệ, có 03 vết khâu Trocart và lỗ đặt dẫn lưu hố chậu phải.

Siêu âm có khối thai nằm cạnh trái tử cung, có chiều dài đầu mông CRL= 35mm tương xứng với thai 10 tuần 3 ngày, tim thai 156 lần/ phút, có dịch khu trú vùng cùng đồ sau, khoang Morrison không có dịch. Xét nghiệm CTM : Hb 12.9g/dl, Hct 37,5%, BC 13, 6 x 10^ 3/ UL. Được chẩn đoán thai ngoài tử cung trái.

thailac1

           Hình 1: Hình ảnh thai ngoài tử cung trái trên siêu âm

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ năm, 20 Tháng 5 2021 09:14

Từ triệu chứng khó thở, nói khàn, vào cấp cứu phát hiện bệnh nguy hiểm

  • PDF.

Bs Phạm Văn Sáu -  

Cơ thể con người là một khối toàn vẹn, thống nhất, mỗi cơ quan, bộ phận đảm nhiệm chức năng riêng nhưng chúng phối hợp hoạt động với nhau rất nhịp nhàng, khoa học. Khi một cơ quan nào đó bị bệnh, ngoài việc biểu hiện tại chỗ thì ảnh hưởng toàn thân hoặc một hay nhiều cơ quan khác có liên quan với nó cũng rất phổ biến, đôi khi biểu hiện tại chỗ không rõ ràng nhưng tại cơ quan “đích” mà nó chi phối lại rất rầm rộ, trở thành những dấu hiệu “chỉ điểm” để phát hiện ra nguồn gốc bệnh. Trường hợp sau đây là một minh chứng cho điều đó.

Ngày 16/4/2021, lúc 14 giờ 06 phút, khoa Cấp cứu bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Nam tiếp nhận bệnh nhân Bùi Văn Th. 54 tuổi ở phường Hòa Hương, thành phố Tam Kỳ vào viện vì khó thở, nói khàn. Qua khai thác tiền sử và hồ sơ bệnh nhân đã khám ở các tuyến trước thì khoảng 3 tháng trở lại đây bệnh nhân có biểu hiện nuốt nghẹn nhẹ, nói khàn, không có phẫu thuật tuyến giáp hay chấn thương vùng cổ, khám chuyên khoa Tai mũi họng ghi nhận liệt dây thanh âm phải, dây thanh âm trái di động kém. Bệnh nhân uống nhiều đợt thuốc nhưng không cải thiện, lúc vào khoa Cấp cứu bệnh nhân rất khó thở, vã mồ hôi, khó thở tăng lên khi nằm, nói khàn. Sau khi đặt tư thế và cho thở oxy thì bệnh nhân bớt khó thở, tiếp xúc được. Chúng tôi tiến hành cho soi họng phát hiện 2 dây thanh âm di động kém, bên phải liệt hơn bên trái, không thấy u hay khối bất thường bên ngoài chèn vào dây thanh âm.

Với cơ sở lý luận, tổn thương không thể tại chổ mà rất có thể do khối u ở trung thất chèn vào dây thần kinh quặt ngược gây nên triệu chứng trên và chúng tôi đi tìm theo hướng đó. Kết quả chụp Xquang ngực nghi ngờ có khối u vùng trung thất trên (ảnh).

khotho

X quang thường quy phát hiện khối mờ vùng trung thất trên (mũi tên)

Bệnh nhân tiếp tục được chỉ định chụp Cắt lớp vi tính lồng ngực có tiêm thuốc cản quang, kết quả phát hiện u thực quản lớn đoạn 1/3 trên xâm lấn trung thất (ảnh), hạch trung thất.

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ ba, 27 Tháng 4 2021 18:51

Nhân một trường hợp tắc động mạch phổi trái và nhánh thùy dưới phổi trái kèm theo tĩnh mạch chủ dưới giãn và có trào ngược thuốc cản quang tại bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Nam

  • PDF.

KTV Trần Đình Vân -  

Tắc động mạch phổi (Pulmonary embolism – PE) là bệnh lý tim mạch cấp tính thường gặp. Bệnh đứng hàng thứ 3 sau nhồi máu cơ tim và tai biến mạch máu não.

Hàng ngàn trường hợp tử vong mỗi năm do không chẩn đoán được bệnh.

CT động mạch phổi (Computed tomographic pulmonary angiography) trong một phân tích gộp cho thấy độ nhạy 53% – 100% và độ đặc hiệu 83%–100%.

1. Thông tin bệnh nhân:

  • BN Nguyễn Thị A . Tuổi: 84
  • Địa chỉ: Tiên phước.
  • Chẩn đoán khi vào viện: Bệnh lý nhiều van .

2. Chẩn đoán hình ảnh:

2.1 Sơ lược kỹ thuật chụp Ct động mạch bằng máy CT 128 lát cắt của GE

- Catheter 18 – 20 gauge . Đường truyền tĩnh mạch phía trước cẳng tay

- Bơm tiêm điện

- Có bolus tracking (máy đo nồng độ cản quang và tự động chụp).

- Chụp thì trước và sau tiêm thuốc

- Có phần mềm xử lý ảnh.

nhantruong1

Xem tiếp tại đây

 

Lần cập nhật cuối lúc Thứ năm, 11 Tháng 3 2021 18:34

Nhân một trường hợp dò động – tĩnh mạch màng cứng tại bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Nam

  • PDF.

Bs Nguyễn Đào Cẩm Tú - 

I. Thông tin bệnh nhân:

 

-   BN Đặng Thị H. Tuổi: 40

-   Địa chỉ: Quảng Bình.

-   Lý do vào viện: động kinh.

II. Chẩn đoán hình ảnh:

1.Cắt lớp vi tính:

do

Có tổn thương giảm tỷ trọng kín đáo vùng thái dương trái, giới hạn ít rõ, không thấy xuất huyết trên phim

Xem tiếp tại đây

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 01 Tháng 3 2021 20:25

Cấp cứu thành công ca ngộ độc cyanua tại Bệnh viên Đa khoa Quảng Nam

  • PDF.

Bs Trần Vũ Kiệt - 

I.ĐẠI CƯƠNG

  • Cyanua là loại hóa chất cực độc, được hấp thu nhanh vào cơ thể, ức chế rất nhanh và mạnh hô hấp tế bào (cytocrom oxidase). Các triệu chứng ngộ độc xuất hiện nhanh, rầm rộ, nặng nề. Tử vong nhanh chóng thường do suy hô hấp,tuần hoàn nặng, co giật và ức chế hô hấp tế bào.
  • Để cứu sống bệnh nhân đòi hỏi xử trí kịp thời, tích cực, đặc biệt hỗ trợ hô hấp và cần có thuốc giải độc.
  • Nguồn chứa cyanide từ thực vật: sắn, măng tươi, hạnh nhân đắng…Tất cả các bộ phận ăn được của cây sắn đều chứa glycoside cyanogenic (glycoside amygdalin). Bản thân Glycoside cyanogenic không độc, khi ăn vào sẽ bị enzyme β-gluconidase do các chủng vi khuẩn ở ruột.thủy phân thành glucose, aldehyd và axit cyanhydric (HCN) gây độc.
  • Trong công nghiệp: khí hydrocyanua (HCN), muối của cyanua (NaCN, KCN, CaCN, MgCN), các cyanogen và hợp chất có chứa cyanide (cyanogen bromide, cyanogen chloride, cyanogen iodide), các cyanide kim loại. Truyền nhanh > 2µg/kg/ ph và kéo dài nitroprusside tạo cyanide gây độc. Khói trong các vụ cháy.

cyanua

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ ba, 12 Tháng 1 2021 18:00

You are here Tin tức Trường hợp LS