• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Đào tạo nhân viên BV

Biến chứng thần kinh dạ dày - ruột do đái tháo đường

  • PDF.

Bs Dương Thị Hoàn Mỹ - 

1.Giới thiệu

Bệnh lý thần kinh là biến chứng mạn tính ở bệnh nhân đái tháo đường (ĐTĐ), được chia thành hai nhóm chính: bệnh lý thần kinh ngoại biên (ảnh hưởng đến các dây thần kinh ở ngoại biên cơ thể như thần kinh ở tay, chân, …) và bệnh lý thần kinh tự chủ (thần kinh điều khiển hoạt động của các cơ quan như dạ dày, ruột, tim mạch, hệ tiết niệu).

Trong các biến chứng lên hệ thần kinh tự chủ, Liệt dạ dày là biến chứng hay gặp và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân ĐTĐ.

Liệt dạ dày (hay còn gọi là chậm lưu thông dạ dày) là một rối loạn khi ăn thức ăn đi vào dạ dày và lưu lại lâu hơn sinh lý bình thường, bởi vì các dây thần kinh điều khiển sự di chuyển thức ăn qua đường tiêu hóa bị tổn thương và các cơ hoạt động yếu đi, nên làm chậm hoạt động để đẩy thức ăn di chuyển. Hậu quả dẫn đến việc thức ăn bị giữ trong dạ dày lâu hơn và không được tiêu hóa như bình thường.

Bệnh liệt dạ dày do Đái tháo đường (ĐTĐ) là một biến chứng của bệnh Đái tháo đường (ĐTĐ), đặc trưng bởi sự chậm làm rỗng dạ dày không kèm theo tắc nghẽn cơ học.[1]

tkdaday

Xem tại đây

Chẩn đoán và điều trị suy thượng thận

  • PDF.

Bs Huỳnh Ngọc Tin - 

Suy thượng thận (STT) là tình trạng rối loạn chức năng vỏ thượng thận làm giảm sản xuất glucocorticoid hoặc mineralcorticoid, androgen hoặc cả ba do nhiều nguyên nhân. Bệnh cảnh lâm sàng suy thượng thận mạn (nguyên phát hoặc thứ phát) thường âm thầm và không đặc hiệu vì vậy thường bị bỏ qua đặc biệt là với các thầy thuốc không chuyên khoa.

Hiện nay vẫn còn sự lạm dụng corticiod trong điều trị vì vậy vẫn còn tỷ lệ STT do thuốc. Hơn nữa nhiều bệnh nhân STT thứ phát do suy tuyến yên bị bỏ qua. Ở Việt nam các xét nghiệm chẩn đoán STT không sẵn có tại nhiều bệnh viện dẫn đến việc chẩn đoán khó trong khi bệnh lại nặng có nguy cơ tử vong nên chẩn đoán phải dựa vào bệnh cảnh lâm sàng. Tuy nhiên việc chẩn đoán thường khó do triệu chứng ít và không rõ.

suythuongthan

Xem tiếp tại đây

Vi khuẩn Stenotrophomonas Maltophilia

  • PDF.

BS. Võ Bảo Thư – 

 

Stenotrophomonas maltophilia là một loại trực khuẩn gram âm, ban đầu được gọi là Bacterium bookeri, khi nó được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1943 từ mẫu dịch màng phổi của người. Đây là loài duy nhất trong số 17 loài thuộc chi Stenotrophomonas gây nhiễm trùng ở người.

S.maltophilia có thể được xem là “mầm bệnh mới nổi đáng lo ngại” đang được phân lập thường xuyên hơn, được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nhận định là một trong những sinh vật đa kháng thuốc quan trọng bị đánh giá thấp trong bệnh viện, là một trong những mầm bệnh đầy thách thức trong cộng đồng và nghiên cứu về bệnh truyền nhiễm. Nó cũng được biết đến là một sinh vật cơ hội có liên quan đến tỷ lệ mắc bệnh và tử vong cao ở những bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch.

vikhuansm

Hình ảnh vi khuẩn Stenotrophomonas maltophilia với kỹ thuật nhuộm gram (VKx100)

Các yếu tố nguy cơ của nhiễm trùng vi khuẩn này bao gồm các bệnh hô hấp mạn tính, bệnh máu ác tính, giảm bạch cầu do hóa trị liệu, bệnh nhân ghép tạng, nhiễm HIV, bệnh nhân chạy thận nhân tạo và trẻ sơ sinh. Ngoài ra, môi trường bệnh viện, thời gian nằm viện chăm sóc đặc biệt kéo dài, thở máy, mở khí quản, ống thông tĩnh mạch trung tâm, chấn thương nặng, bỏng nặng, viêm niêm mạc hoặc các yếu tố gây tổn thương hàng rào niêm mạc và việc sử dụng các đợt điều trị bằng kháng sinh phổ rộng đã được chứng minh là làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Xem tiếp tại đây

Nhịp nhanh thất vào lại nhánh trái

  • PDF.

BS.Thái Đình Quang Huy - 

I. GIỚI THIỆU

Loạn nhịp thất liên quan đến hệ thống bó nhánh có thể gặp ở cả tim bình thường và bất thường về cấu trúc. Nhịp nhanh thất nguyên phát vào lại bó nhánh chiếm gần 10% đến 15% trong nhịp nhanh thất nguyên phát liên quan đến thất trái. Nhịp nhanh thất vào lại bó nhánh trong trường hợp không có bệnh tim cấu trúc sẽ được gọi là nhịp nhanh thất thất vô căn vào lại bó nhánh (IFVT), trong khi đó liên quan đến bệnh cấu trúc sẽ được thảo luận trong bối cảnh của tình trạng bệnh liên quan.

Nói chung, IFVT được chia thành 3 loại – nhịp nhanh vào lại phân nhánh trái sau với dạng RBBB và trục trái, nhịp nhanh vào lại phân nhánh trái trước với dạng RBBB và trục phải, và nhịp nhanh vào lại nhánh trên vách với QRS hẹp và trục bình thường nhưng thường có dạng RBBB.

IFVT

Xem tiếp tại đây

Cầm máu bằng argon plasma trong điều trị xuất huyết tiêu hóa

  • PDF.

ThS.BS. Lê Thị Thu Trang - 

ĐẠI CƯƠNG

APC (Argon plasma Coagulation) là kỹ thuật cầm máu bằng nhiệt trên nguyên lý không tiếp xúc trực tiếp.

APC có nhiều ưu điểm như dễ áp dụng, hiệu quả nhanh đối với các tổn thương nhiều như loạn sản mạch máu, tổn thương lan rộng như chảy máu ở gốc polyp sau cắt, chảy máu do khối u, khá an toàn độ xâm nhập không sâu và giá thành thấp hơn so với tia laser. Do đó, hiện nay APC được chỉ định ngày càng rộng rãi trong điều trị xuất huyết tiêu hóa.

NGUYÊN LÝ CỦA KỸ THUẬT APC

Kỹ thuật này sử dụng hơi argon để phát ra plasma và phân bố năng lượng nhiệt lên các mô xung quanh đầu dò. Điện thế cao ở đầu dò sẽ ion hóa argon khi hơi argon được phóng ra từ đầu dò.

Khí argon dễ được ion hóa ở điện thế 6000 Vol phát ra từ một sợi tungsten gắn ở sát đầu ống, hơi ion hóa này sẽ truyền năng lượng nhiệt ở một độ sâu khoảng 2-3mm.

Plasma tiếp cận theo 2 hướng: tiếp cận dọc và tiếp tuyến.

cammauargon

Xem tiếp tại đây

Lần cập nhật cuối lúc Thứ tư, 20 Tháng 9 2023 10:00

You are here Tổ chức Đào tạo nhân viên BV