Ths Huỳnh Thị Phúc - Khoa KSNK
Xu thế áp dụng các kỹ thuật cao trong điều trị bệnh và việc gia tăng sử dụng các sản phẩm dùng một lần trong y tế đã khiến lượng chất thải y tế phát sinh ngày càng nhiều. Theo Tổ chức Y tế thế giới, trong thành phần chất thải bệnh viện có khoảng 10% là chất thải nhiễm khuẩn và khoảng 5% là chất thải gây độc hại như chất phóng xạ, chất gây độc tế bào, các hóa chất độc hại phát sinh trong quá trình chẩn đoán và điều trị… Đây là những yếu tố nguy cơ làm ô nhiễm môi trường, lan truyền mầm bệnh từ bệnh viện tới các vùng xung quanh. Từ đó dẫn tới tăng nguy cơ nhiễm trùng bệnh viện và làm tăng tỷ lệ bệnh tật của cộng đồng dân cư sống trong vùng lân cận.
Trước tình hình đó, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2083/QĐ-TTg ngày 15 tháng 11 năm 2011 về việc phê duyệt Đề án tổng thể xử lý chất thải y tế giai đoạn 2011 – 2015 và định hướng đến năm 2020. Nội dung là đề ra mục tiêu cụ thể đến năm 2015, 70% các cơ sở y tế tuyến tỉnh thực hiện xử lý nước thải bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường; 100% các cơ sở y tế tuyến Trung ương và tuyến tỉnh thực hiện xử lý chất thải rắn bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường.
Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải theo công nghệ AAO-MBR