• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Nâng cao chất lượng xét nghiệm của Khoa Hóa sinh

  • PDF.

CN Nguyễn Thị Huyền Ngân - Khoa Hóa sinh

Tổng quan

Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, hiện nay công tác khám chữa bệnh không chỉ đơn thuần dựa vào bệnh sử và triệu chứng lâm sàng mà còn dựa vào các kết quả cận lâm sàng của bệnh nhân. Các chỉ số của các xét nghiệm cận lâm sàng có một ảnh hưởng lớn tới xác định chính xác căn nguyên bệnh, cũng như áp dụng quy trình điều trị hợp lý cho người bệnh. Để đảm bảo chất lượng xét nghiệm, nâng cao hiệu quả và chất lượng trong khám, chữa bệnh, cần phải tiến hành công tác kiểm tra chất lượng xét nghiệm (KTCLXN), để kết quả xét nghiệm  phải chính xác gần với trị số thực của nó. Vì vậy việc kiểm tra chất lượng xét nghiệm là một trong những phương pháp nhằm đảm bảo kết quả xét nghiệm đáng tin cậy.

Công tác này bao gồm kiểm tra về trang thiết bị phòng xét nghiệm, tổ chức và quản lý phòng xét nghiệm, chất lượng thực hành chuyên môn của cán bộ xét nghiệm. Đảm bảo chất lượng (ĐBCL) nhằm cung cấp những kết quả xét nghiệm có hiệu quả tối đa cho sức khỏe người bệnh và cộng đồng. Việc ĐBCL bao gồm công tác nội kiểm tra lẫn ngoại kiểm tra.

Các biện pháp nâng cao chất lượng xét nghiệm của khoa Hóa sinh bệnh viện Đa khoa Quảng Nam

Công tác nội kiểm tra: Mỗi phòng xét nghiệm tuy cùng áp dụng thực hiện một phương pháp giống nhau, nhưng với máy phân tích khác nhau, thao tác kỹ thuật khác nhau … cần có công tác nội kiểm tra hàng ngày để đảm bảo chất lượng của xét nghiệm hóa sinh. Vì vậy, cần có một giải pháp toàn diện trong việc nâng cao và chuẩn hóa chất lượng xét nghiệm, hướng đến các kết quả xét nghiệm được thừa nhận và liên thông lẫn nhau, tiết kiệm nhiều chi phí, thời gian và nâng cao sức khỏe của người bệnh.

  • Giai đoạn trước khi xét nghiệm:  Lấy mẫu xét nghiệm là khâu đầu tiên của công tác xét nghiệm, nhân viên xét nghiệm phải thành thạo các nguyên tắc cơ bản và các kỹ thuật lấy bệnh phẩm, góp phần hạn chế sai số của kết quả xét nghiệm.
  • Giai đoạn thực hiện xét nghiệm: Ở mỗi bước trong quá trình làm xét nghiệm đều có thể có những sai số không thể tránh khỏi như sai số bất ngờ, sai số hệ thống, sai số bất thường. Để tránh các loại sai số này xảy ra, nhân viên khoa Hóa Sinh thường xuyên kiểm tra thuốc thử, dung dịch chuẩn và dụng cụ nhằm tránh thuốc thử bị hỏng, dung dịch chuẩn và dụng cụ không chuẩn xác. Hằng ngày trước sự phân công của kỹ thuật viên trưởng khoa mỗi loại máy xét nghiệm có một nhân viên chuyên trách kiểm tra dòng điện, thao tác và thiết bị của máy, kiểm tra toàn bộ hoạt động của máy trong khi làm xét nghiệm, nhân viên chuyên trách phải thực hiện nội kiểm tra chất lượng cho tất cả các xét nghiệm.      

Kết quả nội kiểm tra được nhân viên chuyên trách phân tích, đánh giá dựa trên kết quả nội kiểm tra hiện tại, kết quả nội kiểm tra những ngày trước đó, kết quả nội kiểm tra ở các mức độ khác trong cùng thời điểm phân tích, được biểu diễn trên biểu đồ Levey- Jenning, các quy tắc Westgard, hiện tượng shift, trend, phương pháp cộng dồn CUSUM. Nếu kết quả nội kiểm không đạt trong giới hạn tin cậy, nhân viên chuyên trách của khoa tìm nguyên nhân sai số, khắc phục các nguyên nhân trước khi trả kết quả xét nghiệm cho bác sĩ lâm sàng và cho người bệnh. Để hạn chế kết quả nội kiểm tra không đạt, khoa Hóa Sinh thường xuyên yêu cầu các hãng bảo dưỡng, bảo trì và hiệu chuẩn các thiết bị, thường xuyên chuẩn lại máy.

  • Giai đoạn sau xét nghiệm: Là giai đoạn sử dụng kết quả xét nghiệm để biện luận lâm sàng.

Khoa Hóa Sinh luôn phối hợp mọi khâu, mọi giai đoạn để khắc phục và loại trừ các sai số để cho kết quả xét nghiệm có đủ độ tin cậy.

Công tác ngoại kiểm: Nhằm nâng cao và chuẩn hóa chất lượng xét nghiệm,  khoa Hóa sinh đã tham gia ngoại kiểm tra chất lượng do Trung tâm kiểm chuẩn chất lượng xét nghiệm Y học Đại học Y Dược TP HCM tổ chức và được cấp giấy chứng nhận đạt ngoại kiểm tra chất lượng.

giaykhen1

giaykhen2


Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Lần cập nhật cuối lúc Thứ ba, 08 Tháng 7 2014 14:37

You are here Tin tức Tin hoạt động BV Nâng cao chất lượng xét nghiệm của Khoa Hóa sinh