• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Chương trình “Phẫu thuật miễn phí cho trẻ khe hở môi – vòm miệng năm 2025” – Đăng ký, khám sàng lọc lần 1 từ 05/05/2025 đến 30/05/2025 – Liên hệ: Bs CK2 Nguyễn Minh Đức 0905309192 ------------ Chào mừng HỘI NGHỊ KHOA HỌC MẠNG LƯỚI CHẤN THƯƠNG CHỈNH HÌNH LẦN THỨ 7 - Ngày 06-07/06/2025 tại TP Tam Kỳ - Quảng Nam

Đào tạo nhân viên BV

Quản lý đường thở không xâm lấn ở bệnh nhân hôn mê do ngộ độc cấp

  • PDF.

Bs Đinh Thị Vi - 

Những điểm chính

- Câu hỏi: Ở những bệnh nhân nghi ngờ bị ngộ độc và điểm Glasgow Coma Scale dưới 9, liệu chiến lược bảo tồn đường thở bằng cách không đặt nội khí quản có liên quan đến việc giảm tử vong, thời gian nằm ICU và thời gian nằm viện so với thực hành thông thường hay không?

- Phát hiện: Trong thử nghiệm lâm sàng đa trung tâm, ngẫu nhiên này bao gồm 225 bệnh nhân, chiến lược không đặt nội khí quản có liên quan đến lợi ích lâm sàng đáng kể đối với mục tiêu chính ở nhóm can thiệp, với tỷ lệ thành công là 1,85 và tỷ lệ rủi ro biến cố bất lợi giảm (6% so với 14,7%; chênh lệch rủi ro tuyệt đối là 8,6%) so với nhóm đối chứng.

- Ý nghĩa: Trong số những bệnh nhân hôn mê nghi ngờ bị ngộ độc cấp tính, chiến lược bảo tồn là không đặt nội khí quản có liên quan đến lợi ích lâm sàng lớn hơn đối với tiêu chí cuối cùng là tử vong trong bệnh viện, thời gian nằm ICU và thời gian nằm viện.

Tóm tắt

- Tầm quan trọng: Đặt nội khí quản được khuyến cáo cho bệnh nhân hôn mê và chấn thương não nghiêm trọng, nhưng việc sử dụng nó cho những bệnh nhân bị suy giảm ý thức do ngộ độc cấp tính vẫn chưa chắc chắn.

- Mục tiêu: Xác định tác động của việc không đặt nội khí quản so với thực hành thường quy đối với kết quả lâm sàng của bệnh nhân hôn mê do ngộ độc cấp tính và có điểm Glasgow dưới 9.

honme

Xem tiếp tại đây

Đồng thuận về chăm sóc trong phẫu thuật cố định cột sống thắt lưng: Khuyến nghị của hiệp hội phục hồi sau phẫu thuật (ERAS®)

  • PDF.

Bs Đoàn Kim Nhựt - 

1. Giảm Đau Sau Mổ

Việc sử dụng thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) trong phẫu thuật cố định cột sống thắt lưng vẫn gây tranh cãi do lo ngại về tác động đến quá trình liền xương. Tuy nhiên, chưa có bằng chứng thuyết phục cho thấy NSAID làm suy giảm quá trình tạo xương, và việc dùng NSAID ngắn hạn (<2 tuần) trước phẫu thuật không ảnh hưởng đến tỷ lệ liền xương. Do đó, acetaminophen và NSAID, bao gồm cả các chất ức chế COX-2, nên được đưa vào trong chiến lược giảm đau đa phương thức, trừ khi có chống chỉ định.

Opioid có hiệu quả trong giảm đau sau mổ, nhưng cần hạn chế sử dụng để giúp bệnh nhân hồi phục nhanh hơn và giảm biến chứng.

Khuyến nghị: Áp dụng phác đồ giảm đau đa phương thức một cách thường quy.

- Chất lượng bằng chứng: Trung bình
- Mức độ khuyến nghị: Mạnh

2. Kiểm Soát Buồn Nôn và Nôn Sau Phẫu Thuật (PONV)

PONV là biến chứng thường gặp, ảnh hưởng đến 30-50% bệnh nhân phẫu thuật, và có thể lên tới 80% ở nhóm nguy cơ cao. Biến chứng này gây mất nước, làm chậm quá trình hồi phục dinh dưỡng, và làm tăng chi phí y tế.

Các yếu tố nguy cơ chính gồm: giới tính nữ, tiền sử PONV hoặc say tàu xe, và không hút thuốc. Các nhóm thuốc chống nôn bậc một gồm đối kháng dopamine (D2), đối kháng serotonin (5HT3) và corticosteroid. Khi PONV xảy ra, nên sử dụng nhóm thuốc khác so với nhóm đã dùng dự phòng.

Khuyến nghị:
- Đánh giá nguy cơ PONV trước phẫu thuật.
- Áp dụng phác đồ dự phòng PONV đa phương thức.

- Chất lượng bằng chứng: Cao
- Mức độ khuyến nghị: Mạnh

3. Dẫn Lưu Sau Phẫu Thuật

Sử dụng ống dẫn lưu trong phẫu thuật cố định cột sống thắt lưng nhằm giảm nguy cơ nhiễm trùng và tụ máu. Tuy nhiên, bốn nghiên cứu RCT cho thấy việc đặt ống dẫn lưu không làm giảm tỷ lệ nhiễm trùng vết mổ (SSI) hay tụ máu sau phẫu thuật (PEH). Một số nghiên cứu còn chỉ ra rằng việc dẫn lưu kéo dài có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng vết mổ.

Mặc dù có thể giúp loại bỏ tụ máu và giảm xơ hóa màng cứng, nhưng đối với phẫu thuật hợp nhất phân đoạn ngắn và ít xâm lấn, dẫn lưu có thể làm chậm hồi phục và gây đau tại vị trí phẫu thuật.

Khuyến nghị: Không khuyến khích sử dụng dẫn lưu thường quy trong phẫu thuật cố định cột sống thắt lưng đoạn ngắn.

- Chất lượng bằng chứng: Trung bình
- Mức độ khuyến nghị: Mạnh

Nguồn: https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S1529943021000024#

Lần cập nhật cuối lúc Thứ ba, 18 Tháng 2 2025 10:35

Nhịp nhanh thất bó nhánh trái tự phát

  • PDF.

BS. Bùi Văn Bình

Nhịp nhanh thất vô căn chỉ chiếm khoảng 10% cơn tim nhanh thất, 90% còn lại là thứ phát sau các bệnh tim thiếu máu cục bộ, bệnh cơ tim, bệnh van tim, rối loạn điện giải, vv….Trong tổng số bệnh nhân nhịp nhanh thất vô căn 75-90% là cơn tim nhanh thất đơn dạng từ thất phải, 10-25% là từ thất trái. Ngoài các cơn nhanh thất do cơ chế ổ tự động tính, cơn IFLVT do cơ chế vòng vào lại cũng là một dạng nhanh thất hay gặp ở thất trái.

Case lâm sàng:

Bệnh nhân nam, Hồ.Văn H., 22 tuổi, tiền sử chưa phát hiện bệnh lý tim mạch và cơn hồi hộp trước đây. Bệnh nhân vào viện vì hồi hộp đánh trống ngực.

Tình trạng lúc vào viện: bệnh nhân tỉnh, cân nặng 60kg, cao 160cm, hồi hộp mệt ngực, không khó thở khi nằm, không phù, gan không lớn, phản hồi gan tĩnh mạch âm tính, tim nhanh đều tần số 190 lần/phút, chưa nghe âm thổi, phổi thông khí rõ, chưa nghe rales.

ECG: Cơn tim nhanh QRS rộng dạng block nhánh phải Tần số thất 188 lần/phút, trục rất trái với DI và AVL dương, RS 80ms ở V4 đến V6 (Hình 1).

Siêu âm doppler tim: Hở van 3 lá 2/4, hở van 2 lá 1/4.

Xét nghiệm sinh hóa: Troponin Ths: 49,6 pg/ml, ProBNP: 4363 pg/ml. Các xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu ngoại vi, Ure máu, Creatinin máu, Điện giải đồ trong giới hạn bình thường.

nhipnhanh

Xem tiếp tại đây

Truyền tĩnh mạch liên tục các kháng sinh beta-lactam

  • PDF.

Bs. Huỳnh Ngọc Long Vũ - 

Kháng sinh nhóm beta-lactam là loại kháng sinh rất phổ biến trên lâm sàng, bao gồm penicillins, cephalosporins, carbapenems, monobactams, được sử dụng rộng rãi trong điều trị nhiễm khuẩn do vi khuẩn Gram dương và Gram âm. Beta-lactams thường được dùng theo cách truyền tĩnh mạch ngắt quãng (Intermittent infusion - II). Tuy nhiên, ngày càng có nhiều nghiên cứu đánh giá hiệu quả của truyền tĩnh mạch liên tục (Continuous Infusion - CI) để tối ưu hóa hiệu quả diệt khuẩn và giảm tỷ lệ kháng thuốc.

1. Đặc Điểm Dược Động Học của Beta-Lactam

Beta-lactam là nhóm kháng sinh phụ thuộc thời gian (time-dependent killing), nghĩa là hiệu quả diệt khuẩn không phụ thuộc vào nồng độ đỉnh (Cmax) mà vào thời gian nồng độ thuốc cao hơn MIC (fT>MIC).

Mục tiêu điều trị: Duy trì nồng độ thuốc cao hơn MIC của vi khuẩn trong suốt thời gian điều trị.

beta lactam

Xem tiếp tại đây

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 17 Tháng 2 2025 16:35

Gây mê bệnh nhân tiền sản giật (phần 1)

  • PDF.

Bs Hồ Kiến Phát - 

I.Đại cương

1. Tiền sản giật

Tiền sản giật (TSG) là một rối loạn chức năng nhiều cơ quan liên quan đến thai nghén đặc trưng với sự xuất hiện triệu chứng tăng huyết áp và protein niệu hoặc các triệu lâm sàng liên quan đến tổn thương nhiều cơ quan do ảnh hưởng của TSG. Tiền sản giật -sản giật thường xảy ra sau tuần thứ 20 của thai kỳ và kết thúc 6 tuần sau sinh. Tuy nhiên, TSG nặng có thể tiến triển sớm hơn với sự hiện diện của bệnh lá nuôi

Theo khuyến cáo ACOG 2020, protein niệu không còn là tiêu chuẩn bắt buộc phải có trong chẩn đoán tiền sản giật.

mesan

Xem tiếp tại đây

Lần cập nhật cuối lúc Thứ tư, 12 Tháng 2 2025 11:28

You are here Khám bệnh Đào tạo nhân viên BV