• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Tập san Y học

Phụ nữ sinh ra để sinh ngả âm đạo chứ không phải mổ lấy thai

  • PDF.

BS CKII Nguyễn Thị Kiều Trinh- Khoa Phụ Sản

Tên của chuyên đề thật ấn tượng và được trình bày bởi giáo sư Gerard H.A Visser, người Hà Lan, Chủ tịch Ủy ban Chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh ( FIGO)  trong Hội nghị Việt Pháp- Châu Á- Thái Bình Dương lần thứ XVII vừa qua do Bệnh viện Từ Dũ đăng cai tổ chức. Những phân tích của ông xoay quanh vấn đề này được tóm tắt sau đây.

Trên toàn thế giới, sự bùng nổ về mổ lấy thai ( MLT) đã xảy ra từ tỷ lệ < 20% ở các nước Tây Bắc Âu, 50% ở Đông Nam Âu. 60% ở các nước châu Mỹ la tinh. Trong những năm trở lại đây, tỷ lệ  mổ lấy thai không vì những lý do y khoa ngày càng tăng cao, và không có bằng chứng y học nào cho thấy tăng tỷ lệ MLT làm thay đổi kết cục của mẹ và thai. Các chuyên gia y tế thế giới đã lên tiếng cảnh báo về những nguy cơ của mổ lấy thai gây ra cho mẹ và con trong thai kỳ cũng như những dự hậu sau đó.

HINH MLT 2

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ tư, 21 Tháng 6 2017 09:25

Truyền máu khối lượng lớn

  • PDF.

 

          Bs Trần Thị Thảo – Khoa Nội thận – Nội tiết

Định nghĩa

Truyền máu khối lượng lớn (TMKLL) được định nghĩa dựa trên thể tích máu mất hoặc thể tích máu được truyền.

Có nhiều định nghĩa về TMKLL. Trước đây, người trưởng thành được truyền 10 đơn vị hồng cầu lắng trong vòng 24 giờ để đối phó với chảy máu nặng và không kiểm soát được gọi là TMKLL [2], [14]. Tuy nhiên, để điều trị nhanh chóng và hiệu quả hơn, định nghĩa này đã thay đổi như truyền 3 đơn vị hồng cầu lắng quá 1 giờ do mất máu không kiểm soát được [9]. Một số định nghĩa khác như truyền một nửa thể tích máu trong vòng 4 giờ, hoặc truyền hơn một lần thể tích máu trong vòng 24 giờ (thể tích máu người trưởng thành khoảng 70 ml/kg), hay mất máu nhiều hơn 150 ml/phút [2], [14].

Trẻ em có những đặc điểm khác biệt quan trọng so với người lớn như thể tích máu, khả năng chịu đựng khi mất máu, mức độ hemoglobin và hematocrit thay đổi theo tuổi. Vì vậy, TMKLL được định nghĩa ở đối tượng này là sự truyền nhiều hơn 40 mL máu/kg (thể tích máu bình thường ở trẻ em khoảng 80 mL/kg)  [14].

tm1

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ ba, 11 Tháng 4 2023 06:27

Ung thư chưa rõ nguyên phát (CARCINOMA OF UNKNOWN PRIMARY)

  • PDF.

 

 Bs Lê Trung Nghĩa-Khoa Ung bướu

h5

I. Định nghĩa: ung thư chưa rõ nguyên phát được xác định là khối u di căn được đánh giá theo tiêu chuẩn bao gồm tiền sử bệnh, khám lâm sàng, xét nghiệm máu thường quy, xét nghiệm nước tiểu, chụp xquang ngực, chụp CT Scan, và đánh giá mô học mà không xác định được cơ quan đầu tiên bị ung thư.

II.Dịch tể học: Tần suất xuất hiện từ 2% đến 4% tất cả các ca bệnh được chẩn đoán ở Hoa Kỳ là ung thư chưa rõ nguyên phát (CUP). Giới tính: tỷ lệ nam/nữ là khoảng 1/1. Tuổi thường gặp khoảng 60 tuổi.

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ ba, 20 Tháng 6 2017 21:21

Viêm não Nhật Bản

  • PDF.

Hồ Thị Mai-YHNĐ

Viêm não Nhật Bản là bệnh truyền nhiễm cấp tính lây truyền theo đường máu, do virút  viêm não Nhật Bản B  gây ra. Bệnh có đặc điểm lâm sàng là hội chứng nhiễm trùng nhiễm độc toàn thân nặng cùng  với sự phát triển của viêm não tuỷ nặng và tỷ lệ tử vong cao.

Bệnh có thể xuất hiện rãi rác quanh năm, nhưng chủ yếu vào tháng 5, 6, 7 là tỷ lệ mắc bệnh cao. Đây là thời điểm Viêm Não Nhật Bản bắt đầu vào mùa và kéo dài cho đến hết tháng 10.

Theo Bệnh viện Nhi Đồng I, mặc dù chưa bước vào đỉnh điểm của bệnh Viên Não Nhật Bản nhưng bệnh nhân nhập viện điều trị viêm não tăng nhanh. Trung bình 2 tuần khoản 5-6 trẻ mắc. trong khi nhiều cha mẹ lại không biết được nguyên nhân cũng như triệu chứng của bệnh.

I.Nguyên nhân :

1.Tác nhân gây bệnh

Vi rút viêm não Nhật Bản.

2. Nguồn truyền

Động vật nhiễm vi rút có vai trò là nguồn truyền nhiễm bệnh VNNB cho người.

Nguồn tuyền nhiễm trong thiên nhiên là loài chim, trong đó có một số loài ăn quả vải quả nhãn như tu hú, liếu điếu.

Nguồn truyền nhiễm gần người là một số loài gia súc, trong đó quan trọng nhất là lợn nhà.

 

3.Đường lây

- Là đường máu, qua trung gian truyền bệnh là muỗi Culex là chủ yếu

- Muỗi đốt súc vật bị nhiễm và sau đó truyền bệnh khi đốt trẻ em.

- Ở Việt Nam loại muỗi Culex tritaeniorhynchus sinh sản mạnh vào mùa hè (nhất là từ tháng 3 đến tháng 7), hoạt động mạnh vào buổi chập tối. Loại muỗi này có mật độ cao ở vùng đồng bằng và trung du, nó là trung gian truyền bệnh chủ yếu bệnh viêm não Nhật Bản ở nước ta.

1

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ tư, 21 Tháng 6 2017 08:15

Chấn thương khớp LisFranc

  • PDF.

h3

Xem tại đây

Lần cập nhật cuối lúc Thứ ba, 20 Tháng 6 2017 12:50

You are here Đào tạo Tập san Y học