Bs CK1 Ngô Thị Thu Thảo -
PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
Hội đồng quốc gia thuộc Hiệp hội Nha sĩ Cộng hòa Pháp đã thành lập Ủy ban khoa học gồm đại diện của giới trí thức, các trường đào tạo nghề quốc gia và các đại học giảng dạy kết hợp viện-trường. Nhóm làm việc gồm các thành viên thuộc Ủy ban khoa học này và đại diện của giới khoa học trong các lĩnh vực truyền nhiễm học (infectiologie), virus học (virologie), vệ sinh (hygiène) và dịch tễ học (épidémiologie) đã đề ra các khuyến cáo. Sau đó, toàn bộ khuyến cáo được gửi đến chuyên gia thuộc các cơ sở chuyên nghiệp đa lĩnh vực để đánh giá, bình luận và đề xuất sửa chữa. Bản thảo cuối cùng được Bộ Y tế Pháp thông qua. Phiên bản 1 đăng ngày 6/5/2020, phiên bản 2 đăng ngày 16/6/2020, phiên bản 3 đăng ngày 15/7/2020, xuất bản ngày 02/9/2021 trên tạp chí L'Information Dentaire số 30, năm 2021.
NGUYÊN TẮC CHUNG
Virus SARS-CoV-2 có thể lây truyền từ những người đã nhiễm (personne déjà infectée), đã/đang phát bệnh (malade) hoặc đang mang mầm bệnh mà không có triệu chứng (porteur asymptomatique), chủ yếu theo đường trực tiếp từ các phân tử được phát ra ngoài khi ho (la toux), hắt hơi (l'éternuement) hay nói chuyện; hoặc lây truyền gián tiếp khi tiếp xúc với các bề mặt cố định đã bị nhiễm từ trước. Do đó, để phòng tránh lây nhiễm SARS-CoV-2, cần dự phòng các loại hạt nhỏ (gouttelettes) và các hình thức tiếp xúc kể trên.
Lây truyền vi rút SARS-CoV-2 qua khí dung (aérosol) không phải là đường lây truyền chính nhưng cần lưu ý trong một số tình huống chăm sóc y tế, trong đó có nha khoa. Thực tế, nhiều trang thiết bị sử dụng trong thực hành nha khoa có thể tạo ra các giọt bắn hoặc khí dung tiềm tàng nguy cơ lây nhiễm.
Tỷ lệ miễn dịch cộng đồng cần thiết để bảo vệ toàn bộ dân số theo ước tính hiện nay là 70%. Tuy nhiên, hiện chưa rõ về hiệu quả bảo vệ của kháng thể trên người đã mắc bệnh hoặc do tiêm phòng vacxin COVID-19 tồn tại ngắn hạn hay dài hạn.
Các khuyến cáo dưới đây nằm trong phạm vi chiến lược quốc gia (của Pháp) để thoát khỏi tình trạng phong tỏa. Các chăm sóc nha khoa cho đến khi tình trạng bình thường hóa về y tế được thiết lập trở lại cần:
- Nắm được thông tin cụ thể về loại hình can thiệp trước khi gặp bệnh nhân;
- Tuân thủ các biện pháp dự phòng nguy cơ lây nhiễm thông thường (đối với nhân viên y tế);
- Tuân thủ các biện pháp bảo vệ (đối với bệnh nhân) (giữ khoảng cách, mang khẩu trang, sát khuẩn tay, v.v...);
- Tổ chức hoạt động và sử dụng trang thiết bị phù hợp cho từng cơ sở y tế;
- Đánh giá nguy cơ của bệnh nhân trước khi xếp lịch hẹn;
- Trì hoãn một số hoạt động tùy theo tình huống cụ thể;
- Lên lịch hẹn và cách thức tiếp đón bệnh nhân phù hợp;
- Sử dụng các phương tiện bảo hộ phù hợp (bảo hộ mắt, khẩu trang FFP2 nếu cần, v.v...)
- Thực hiện các quy trình cụ thể trong chăm sóc nha khoa và khử nhiễm.
- 08/11/2021 20:08 - Vonoprazan ưu thế hơn PPI trong quá trình điều trị…
- 08/11/2021 20:01 - Cập nhật khuyến cáo tầm soát ung thư cổ tử cung 20…
- 01/11/2021 17:39 - Chẩn đoán và xử trí huyết khối tĩnh mạch não
- 24/10/2021 09:22 - So sánh các liệu pháp điều trị nội khoa trong lạc …
- 23/10/2021 09:39 - Quan điểm hiện nay về xử trí các biến chứng cơ học…
- 25/09/2021 16:16 - Viêm phổi SARS-CoV-2 - liên kết thụ thể và bệnh họ…
- 21/09/2021 11:16 - Thay lại dây chằng chéo trước
- 20/09/2021 18:59 - Đồng thuận 2021 của Hội Tim mạch Châu Âu (ESC) về …
- 14/09/2021 21:00 - Bệnh trào ngược dạ dày thực quản trong thai kỳ
- 10/09/2021 16:46 - Xử trí thai chết lưu - thai dị dạng