• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Đào tạo nhân viên BV

Liệu pháp bicarbonate trong nhiễm toan lactic

  • PDF.

BS Trần Văn Phúc -

GIỚI THIỆU

Nhiễm toan lactic gây ra sự giảm nồng độ bicarbonat huyết thanh tương tự như mức độ tăng nồng độ lactat. Lactate là một anion hữu cơ dễ chuyển hóa, khi bị oxy hóa sẽ tạo ra bicarbonate. Do đó, nếu tác nhân kích thích sản xuất axit lactic được loại bỏ bằng cách điều trị thành công bệnh cơ bản (ví dụ, khôi phục tưới máu ở bệnh nhân bị sốc), các quá trình oxy hóa sẽ chuyển hóa lactate tích lũy và tái tạo bicarbonate. Điều này sẽ điều chỉnh tình trạng nhiễm toan chuyển hóa và giảm khoảng trống anion.

Vai trò của liệu pháp bicarbonat ngoại sinh ở bệnh nhân nhiễm toan lactic còn đang tranh cãi.Hầu hết, nhưng không phải tất cả, các chuyên gia cho rằng thích hợp sử dụng bicarbonate ở những bệnh nhân bị bệnh nặng có nhiễm toan lactic và toan huyết (pH động mạch nhỏ hơn 7,1). Tình trạng tăng acid huyết nghiêm trọng như vậy có thể tạo ra sự không ổn định về huyết động do làm giảm sức co bóp thất trái, giãn mạch máu và suy giảm khả năng đáp ứng với catecholamine.

sodium-bicarbonate

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Chủ nhật, 06 Tháng 9 2020 18:08

Hướng dẫn thực hành lâm sàng tầm soát ung thư theo Hiệp hội ung thư Hoa Kỳ (American Cancer Society)

  • PDF.

Bs Phạm Ngọc Na - 

Các hướng dẫn về tầm soát và phát hiện sớm các bệnh lý ung thư ở người lớn không có triệu chứng, nguy cơ trung bình đã được Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ (ACS) phát hành vào tháng 6 năm 2019.

Ung thư vú

Phụ nữ có điều kiện nên bắt đầu tầm soát hàng năm từ 40 đến 44 tuổi.
Chụp nhũ ảnh tầm soát nên bắt đầu được thực hiện thường quy từ 45 tuổi và được thực hiện hàng năm ở phụ nữ từ 45 đến 54 tuổi. Phụ nữ từ 55 tuổi trở lên nên chuyển sang sàng lọc hai năm một lần hoặc có điều kiện thì tiếp tục sàng lọc hàng năm. Chụp nhũ ảnh nên tiếp tục được thực hiện khi người phụ nữ có sức khỏe tổng quát tốt và tuổi thọ trên 10 năm.

chupnhuanh

Xem tiếp tại đây

 

Lần cập nhật cuối lúc Thứ năm, 03 Tháng 9 2020 17:16

Gãy xương vai

  • PDF.

Bs Trần Phước Việt - 

I/ TỔNG QUAN:

  • 3-5 % chấn thương vùng vai.
  • Thường gặp trong chấn thương năng lượng cao: TNGT phổ biến nhất, 90% có chấn thương khác đi kèm.
  • Ngã cao
  • Vận động viên: đua ngựa, boxing, trượt tuyết.
  • 90% gãy không phạm khớp, phần lớn được điều trị bảo tồn.

gay xuong vai

Xem tiếp tại đây

 

Lần cập nhật cuối lúc Chủ nhật, 30 Tháng 8 2020 08:57

Hạ thân nhiệt chỉ huy

  • PDF.

Bs Nguyễn Lương Quang -

Giới thiệu

Hạ thân nhiệt chỉ huy hay kiểm soát thân nhiệt mục tiêu (TTM-Targeted temperature management) là phương pháp sử dụng các phương tiện-kỹ thuật để làm lạnh và duy trì thân nhiệt xuống mức 32-36°C trong một thời gian, mục đích là để ngăn chặn tổn thương tế bào thần kinh ở bệnh nhân hôn mê sau ngừng tuần hoàn, đột quỵ cấp, nhồi máu cơ tim cấp hay sau phẫu thuật thần kinh.

Việc sử dụng liệu pháp hạ thân nhiệt không phải là một khái niệm mới mà nó được tìm thấy trong y văn có từ thời Ai Cập cổ đại. Ý tưởng giảm thân nhiệt một người có thể làm chậm các quá trình sinh học và chậm dẫn đến cái chết lần đầu tiên được mô tả bởi Hippocrates (khoảng năm 450 trước Công nguyên). Vào đầu những năm 1800, trong cuộc chiến giữa Pháp và Nga, một bác sĩ phẫu thuật chiến trường nhận thấy rằng những binh lính bị thương được đặt gần lửa trại sẽ chết sớm hơn những người được đặt trong boongke lạnh. Trong thời kỳ này, các bác sĩ phẫu thuật nhận thấy rằng hạ thân nhiệt không chỉ hoạt động như một loại thuốc giảm đau mà còn làm chậm chảy máu. Sự quan tâm về mặt lâm sàng đối với việc áp dụng phương pháp hạ thân nhiệt bắt đầu từ những năm 1930 với các báo cáo về nạn nhân đuối nước đã được hồi sức thành công dù bị ngạt kéo dài. Năm 1958, Williams GR Jr tiến hành các thử nghiệm đầu tiên áp dụng hạ thân nhiệt cho bệnh nhân hôn mê sau ngưng tuần hoàn hô hấp [2]. Năm 1997, Bernard nghiên cứu 22 bệnh nhân ngưng tuần hoàn được hạ thân nhiệt bằng chăn lạnh kéo dài 12 tiếng so sánh với 22 bệnh nhân trong nhóm đối chứng cho thấy tỷ lệ sống của nhóm hạ thân nhiệt là cao hơn so với nhóm không hạ thân nhiệt và không thấy biến chứng nào đáng kể. Hiện nay, hạ thân nhiệt chỉ huy đã được đưa vào qui trình cấp cứu hồi sinh bệnh nhân ngưng tuần hoàn trên toàn thế giới.

hanhiet

Xem tiếp tại đây

Lần cập nhật cuối lúc Thứ bảy, 22 Tháng 8 2020 11:50

Cơ chế chất chống đông và thứ tự bơm máu vào các ống nghiệm để làm xét nghiệm

  • PDF.

Phòng Miễn Dịch- Khoa Huyết Học- Truyền Máu

CƠ CHẾ CHẤT CHỐNG ĐÔNG

1. EDTA (Ethylenediaminetetra-acetic Acid)

- Thường được sử dụng trong xét nghiệm huyết đồ

Cơ chế: Các muối Natri và Kali của EDTA có khả năng chống đông rất mạnh thông qua cơ chế kết hợp với Ca2+ ( EDTA có 4 nhóm COOH và 2 nhóm amin)

Muối EDTA K2 và Na2 thường được sử dụng ở dạng muối khan, EDTA K3 ở dạng lỏng. EDTA Na3 thì không được khuyến cáo sử dụng do pH cao.

Muối EDTA K2 ( 1650g/L) tan trong nước tốt hơn muối EDTA Na2 ( 108g/L) nên thường được sử dụng làm chất chống đông hơn.

EDTA K3 làm loãng máu 1% - 2% do đó là giảm nhẹ Hct đồng thời một số tế bào máu bị nhỏ lại, do đó khi sử dụng EDTA K3 sẽ làm giảm Hct.. EDTA K2 được sử dụng ở dạng phun khô trên thành ống nghiệm nên không làm pha loãng máu và hình dạng tế bào có sự thay đổi không đáng kể.

EDTA

Xem toàn văn tại đây

Lần cập nhật cuối lúc Chủ nhật, 02 Tháng 8 2020 20:23

You are here Đào tạo Đào tạo nhân viên BV