• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Kiểm soát tần số tim và nhịp tim ở bệnh nhân rung nhĩ

  • PDF.

Bs Nguyễn Tấn Hạnh - 

MỞ ĐẦU

Rung nhĩ là dạng rối loạn nhịp thường gặp nhất ở người lớn, tần suất mắc phải rung nhĩ gia tăng theo tuổi và để lại nhiều gánh nặng về sức khỏe và kinh tế. Việc điều trị rung nhĩ bao gồm quản lý nhiều khía cạnh như dự phòng đột quỵ, kiểm soát triệu chứng, tối ưu hóa điều trị các bệnh lý tim mạch cũng như các bệnh lý khác kèm theo. Trong đó, vấn đề kiểm soát triệu chứng đang còn tồn tại nhiều câu hỏi xoay quanh vấn đề kiểm soát tần số và kiểm soát nhịp tim. Bài viết này sẽ tóm tắt hướng dẫn quản lý tần số tim cũng như nhịp tim theo các khuyến cáo và nghiên cứu gần nhất nhằm hỗ trợ các bác sĩ có cái nhìn tổng quan và cập nhập hơn trên thực hành lâm sàng.

KIỂM SOÁT NHỊP TIM VÀ TẦN SỐ? DỮ LIỆU TỪ MỘT SỐ NGHIÊN CỨU HIỆN TẠI

Nghiên cứu EAST APNET 4 trên 2789 bệnh nhân (>18 tuổi) được chẩn đoán rung nhĩ sớm (<12 tháng) với tiêu chí chọn bệnh >75 tuổi kèm theo tiền sử TIA hay nhồi máu não, hoặc đáp ứng 2 trong các tiêu chuẩn sau: >65 tuổi, giới nữ, tăng huyết áp, đái tháo đường type 2, bệnh lý mạch vành nặng, bệnh thận mạn giai đoạn 3-4, dày thất trái (độ dày thành thất trái thì tâm trương >15mm), suy tim. Những bệnh nhân trên được chia thành 2 nhóm ngẫu nhiên kiểm soát nhịp và kiểm soát tần số, kết quả nghiên cứu cho thấy kiểm soát nhịp tim có lợi hơn kiểm soát tần số tim trong việc làm giảm các kết cục tiên phát (tử vong do nguyên nhân tim mạch, đột quỵ, nhập viện do suy tim hay hội chứng vành cấp) và khả năng duy trì nhịp xoang [2]. Nghiên cứu của tác giả Daehoon Kim và cộng sự với 31220 bệnh nhân (>18 tuổi) với tiêu chí chọn bệnh tương tự cũng cho thấy: hiệu quả của việc kiểm soát nhịp tim càng giảm ở độ tuổi càng cao và kiểm soát nhịp tỏ ra có lợi hơn kiểm soát tần số ở độ tuổi <75 trong việc làm giảm các kết cục tiên phát về tử vong do nguyên nhân tim mạch, đột quỵ, nhập viện vì nhồi máu cơ tim hay suy tim trong khi không có sự khác biệt về mức độ an toàn giữa 2 phương pháp [3]. Trong nghiên cứu EAST APNET 4, tỷ lệ bệnh nhân được can thiệp triệt đốt rung nhĩ qua đường ống thông cao hơn so với nghiên cứu của tác giả Daehoon Kim (19,4% vs 9,8%), sự khác biệt này cho thấy vai trò ngày càng lớn của phương pháp triệt đốt rung nhĩ qua đường ống thông trong việc giúp cải thiện triệu chứng và tiên lượng của bệnh nhân.

kiémoatnhip

Xem tiếp tại đây

You are here Đào tạo Đào tạo nhân viên BV Kiểm soát tần số tim và nhịp tim ở bệnh nhân rung nhĩ