• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Tập san Y học

Bệnh viện đa khoa Quảng Nam cứu sống một bệnh nhân bị chấn thương sọ não nặng

  • PDF.

Bs Đặng Ngọc Thành, khoa Cấp cứu

Lúc 14 giờ 26 phút ngày 10 tháng 01 năm 2018 khoa Cấp cứu bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Nam tiếp nhận bệnh nhân Võ Văn H…46 tuổi ở xã Đại Hồng, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam. Theo nhân viên Trung tâm cấp cứu 115 cung cấp: bệnh nhân đi xe máy bị ngã xuống cống bê tông gây chấn thương sọ não nặng, được người đi đường phát hiện gọi xe cấp cứu chở vào viện. Ghi nhận lúc vào viện: huyết áp 100/70mmHg và có xu hướng tụt dần, Glasgow 6đ, thở nhanh nông, tăng tiết. Đồng tử 2 mắt so le, đáp ứng ánh sáng chậm, vùng đỉnh đầu bên trái có vết thương sọ não hở kích thước khoảng 8x8 cm vỡ sọ, phòi não, đầu biến dạng. Xác định đây là trường hợp rất nguy kịch, tiên lượng tử vong cao nên kíp trực đã khởi động quy trình báo động đỏ nội viện và ê kíp bác sỹ chuyên về ngoại Thần kinh cột sống gồm: Bs Nguyễn Tấn An, Bs Nguyễn Xuân Nam, Bs Lê Thanh Hùng có mặt, tiến hành hội chẩn ngay tại phòng chụp CT Scanner sọ não. Bỏ qua một số thủ tục hành chính chưa cần thiết và bệnh nhân được chuyển mổ ngay. Sau mổ, bệnh nhân được tiếp tục hồi sức tích cực và điều kỳ diệu đã xẩy ra, 2 ngày sau đó bệnh nhân đã mở mắt, tự thở, rút ống nội khí quản và 1 tuần sau được chuyển về khoa Ngoại thần kinh cột sống điều trị với Glasgow 15đ. Hiện bệnh nhân đang quá trình hồi phục và sẽ được xuất viện trong vài ngày tới, về đón Tết cổ truyền bên gia đình. 

sn1

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 05 Tháng 2 2018 21:16

Golfer Syndrome

  • PDF.

golfer

Xem tại đây

Hội chứng tim – thận trong nhiễm khuẩn: một tổng quan mô tả (p.2)

  • PDF.

Bs Nguyễn Hoàng Kim Ngân - Khoa ICU

5. Chẩn đoán

Sự tiến triển theo thời gian của CRS-5 được chia là 5 pha từ khi khởi phát nhiễm khuẩn: tối cấp (0-72h), cấp tính (3-7 ngày), bán cấp (7-30 ngày), mạn tính (≥ 30 ngày). CRS-5 là chẩn đoán lâm sàng, đặc hiệu bởi sự hiện diện đồng thời rối loạn chức năng hoặc tổn thương tim và thận cấp tính trong quá trình nhiễm khuẩn.

timthan4

5.1 Tổn thương và rối loạn chức năng tim

SCM được mô tả bằng hình ảnh siêu âm của sự mới xuất hiện rối loạn chức năng tâm thu thất trái, tâm trương thất trái hoặc thất phải. Định nghĩa của hiệp hội siêu âm Mỹ được sử dụng để phân loại rối loạn chức năng thất. Điểm cắt của LVEF dao động từ 45-55% thường được dùng trong y văn để xác định rối loạn chức năng tâm thu thất trái. Do bản chất động học của LVEF, tỷ lệ của LVEF giảm có thể tăng theo thời gian phụ thuộc vào hậu gánh và hồi sức dịch.

Đọc thêm...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 22 Tháng 1 2018 18:16

Cập nhật chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp 2017 theo ACC/AHA 2017 - Khi ngưỡng điều trị mới được thiết lập

  • PDF.

Bs Nguyễn Tuấn Long - Khoa Nội Tim Mạch

Tần suất tăng huyết áp (THA) vẫn không ngừng gia tăng trong cộng đồng với nguy cơ mắc tăng huyết áp đối với người trưởng thành sau 45 tuổi là rất cao (khoảng 84% trong 40 năm đối với một số chủng tộc châu Á, 93% đối với người Mỹ gốc Phi). Đi kèm với đó là những những biến chứng nguy hiểm do THA mang lại (nhồi máu cơ tim (NMCT), đột quỵ não,…). Theo tính toán, khi HATT tăng mỗi 20 mmHg và HATTr tăng mỗi 10mmHg thì sẽ làm tăng gấp đôi nguy cơ tử vong do đột quỵ, bệnh tim hoặc các bệnh lý về mạch máu khác. Do vậy, các hiệp hội tim mạch trên thế giới tiếp tục đưa ra các các khuyến cáo mới trong điều trị nhóm bệnh lý nguy hiểm này. Bài viết với mục tiêu tóm lược lại một số các điểm chính trong khuyến cáo của Hiệp hội tim mạch Hoa Kỳ vừa xuất bản vào tháng 11/2017. 

tangha

Xem tiếp tại đây

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 22 Tháng 1 2018 17:38

Phòng ngừa ung thư dạ dày bằng diệt trừ Helicobacter Pylori

  • PDF.

Bs Huỳnh Minh Nhật - Khoa Nội tiêu hóa

Nhiễm Helicobacter pylori (H. pylori)  là một trong những nhiễm khuẩn mạn tính thường gặp nhất ở người. Tần suất nhiễm H. pylori thay đổi tùy theo tuổi, tình trạng kinh tế và chủng tộc. Ước tính có khoảng hơn nửa dân số trên thế giới nhiễm vi khuẩn này. Ở các nước đang phát triển  như Việt Nam tần suất nhiễm lên tới hơn 70% và xuất hiện ở cả trẻ em 1-2 tuổi.

Ủy ban quốc tế về nghiên cứu Ung thư - IARC (thuộc tổ chức Y tế thế giới -WHO) đã xếp H. pylori làm tác nhân gây ung thư nhóm 1 vào năm 1994 và đã xác nhận lại trong năm 2009. Khoảng 78% trong số tất cả các trường hợp ung thư dạ dày ước tính là do nhiễm H. pylori mạn tính. Cho đến nay có đủ dữ liệu từ các thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên về hiệu quả điều trị nhiễm H. pylori giúp giảm nguy cơ ung thư dạ dày.

kdaday

Xem tiếp tại đây

Lần cập nhật cuối lúc Chủ nhật, 21 Tháng 1 2018 05:50

You are here Đào tạo Tập san Y học