• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Một số điều cần biết về bệnh cúm A (H7N9)

  • PDF.

BS Trần Hồ Mai Sương – khoa YHNĐ

Cúm A là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do virus cúm A chủng H1N1, H5N1 và H7N9 gây nên. Bệnh có khả năng lây nhiễm rất cao và lây lan nhanh trong cộng đồng. Bệnh lây truyền từ người sang người theo đường hô hấp, qua các giọt nước bọt hay dịch tiết mũi họng khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc lây qua tiếp xúc với một số đồ vật có chứa virus rồi qua bàn tay đưa lên mắt, mũi, miệng. Người mang virus cúm A có khả năng truyền virus cho những người xung quanh trong thời gian 1 ngày trước tới 7 ngày sau, kể từ khi có triệu chứng của bệnh

Tác nhân gây bệnh là virut cúm A( H7N9) có nguồn gốc gen từ virut cúm gia cầm và chưa từng gây bệnh cho người. Đến tháng 3/2013 ở Trung Quốc bắt đầu ghi nhận những ca đầu tiên nhiễm cúm lây từ gia cầm. Từ 2013 đến đầu tháng 4 năm 2017 tại Trung Quốc đã ghi nhận 5 đợt dịch với 1378 trường hợp mắc, 501 trường hợp tử vong.

Một số triệu chứng ở người nghi ngờ mắc cúm:

  • Sốt cao 39-40 độ C
  • Đau mỏi các khớp xương, nhức đầu, buồn nôn, nôn
  • Một số bệnh nhân có biểu hiện viêm long đường hô hấp trên như sổ mũi, hắt hơi, đau họng…
  • Ho, tức ngực, khó thở tăng dần
  • Các triệu chứng suy hô hấp: tím môi, đầu chi, thở nhanh, co kéo cơ hô hấp
  • Các biểu hiện nặng, nguy kịch bao gồm: thiểu niệu, phù, suy tim, suy gan nặng, hôn mê…
  • Hầu hết các trường hợp lây nhiễm ở người đã ghi nhận là do tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với gia cầm bị nhiễm hay môi trường bị nhiễm bệnh,

Các biện pháp phòng bệnh

  • Không sử dụng gia cầm, sản phẩm của gia cầm không rõ nguồn gốc, đảm bảo an toàn thực phẩm
  • Khi phát hiện gia cầm chết cần báo ngay với chính quyền địa phương
  • Khi có biểu hiện sốt, ho, đau ngực, khó thở cần đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn khám và điều trị
  • Người tới khu vực có bệnh phải áp dụng các biện pháp phòng bệnh

Có cách điều trị cúm H7N9 không ?

Hiện tại chưa có vacxin phòng ngừa cúm H7N9 được sử dụng trên người. Hai loại thuốc có tác dụng điều trị đặc hiệu virut cúm A/H7N9 là Oseltamivir (Tamiflu) và Zanamivir được Bộ y tế chuẩn bị sẵn để điều trị cho bệnh nhân nhiễm cúm A/H7N9, thuốc chỉ có tác dụng 48h sau khi bệnh nhân bị sốt nên bệnh nhân nghi mắc cúm cần đến bệnh viện sớm để được chẩn đoán và điều trị kịp thời               

Liệu virut cúm này có gây ra đại dịch

Về lý thuyết khi vi-rút cúm H7N9 đã lây từ gia cầm sang người là có thể gây ra đại dịch nếu nó phát triển được khả năng lây trực tiếp từ người sang người. Tuy nhiên, cho đến hiện nay, chỉ phát hiện bệnh lây cho những người tiếp xúc với thịt gia súc, gia cầm bệnh hoặc tiếp xúc với môi trường bị nhiễm bệnh chứ chưa thấy lây trực tiếp từ người sang người. Thực sự trong tương lai, vi-rút này có khả năng biến đổi về di truyền  để lây trực tiếp từ người sang người để gây đại dịch hay không thì vẫn chưa thể kết luận được.


Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Lần cập nhật cuối lúc Thứ sáu, 23 Tháng 6 2017 05:54

You are here Tin tức Y học thường thức Một số điều cần biết về bệnh cúm A (H7N9)