Bs CKI Phạm Văn Sáu - Khoa Cấp cứu
Giun đũa Chó (Toxocara Canis) và Mèo (Toxocara Cati) từ lâu Y học đã đề cập rất nhiều. Đây là một bệnh do ký sinh trùng ký sinh lạc chủ gây ra, lạc chủ bởi vì vật ký sinh của chúng là Chó, Mèo chứ không phải người. Khi người bị nhiễm chúng, vì bất cứ lý do gì thì chúng có thể ký sinh lạc chủ ở người và có thể gây ra bệnh cho người.
Triệu chứng lâm sàng phụ thuộc rất nhiều vào số lượng và vị trí ấu trùng của sán đối với vật chủ, và biểu hiện triệu chứng bắt đầu từ các cơ quan bị nhiễm, có thể không có triệu chứng nếu nhiễm trùng nhẹ. Ấu trùng có thể lang thang trong Gan, Phổi, Tim, Não, Mắt và có thể gây ra hội chứng tăng Eosin mạn tính, tăng Bạch Cầu, Sốt, Gan to, viêm Phế quản dạng hen, viêm Phổi, Động kinh hoặc trì trệ trí tuệ, viêm võng mạc Mắt…Trong quá trình lưu hành trong cơ thể chúng đi đến các mô khác nhau và gây ra ít nhất 3 hội chứng ở người:
- U hoạt do ấu trùng (Larval granulomatusis);
- Hội chứng ấu trùng di chuyển trong tạng (Visceral larva migrans syndrome);
- Hội chứng ấu trùng di chuyển trong cơ quan Mắt (Ocular larva migrans syndrome).
Hình minh họa
Như vậy, trong quá trình ấu trùng di chuyển trong tạng, liệu ấu trùng giun đũa Chó, Mèo có gây bệnh cảnh viêm loét dạ dày hay không? Vấn đề này hiện nay Y học cần quan tâm. Thực tế lâm sàng có 1 số trường hợp bệnh nhân bị viêm loét dạ dày được khám nội soi và điều trị rất nhiều năm, đặc biệt theo phác đồ diệt vi khuẩn H.P (Helicobacter Pylori) nhưng tình trạng bệnh vẫn không cải thiện. Và vô tình những trường hợp này làm xét nghiệm test huyết thanh học Elisa dương tính với giun đũa Chó – tỉ lệ 1/1600 đến 1/3200…đồng thời xét nghiệm công thức máu thấy Bạch cầu Eosin tăng cao từ 8% trở lên. Những trường hợp này được Bác sĩ tư vấn điều trị thuốc diệt giun đũa Chó loại Albendazol 800mg/ngày x 21 ngày kèm thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày Sucralfat 4g/ngày x 2 tháng. và thuốc bổ gan. Trong quá trình điều trị bệnh nhân được theo dõi về công thức Bạch cầu và tình trạng viêm Gan do thuốc. Sau hơn 1 tháng điều trị, tình trạng lâm sàng về bệnh lý Dạ dày của bệnh nhân cải thiện rõ như giảm đau hẳn, tăng cân, người khỏe ra và ăn uống tốt. Thực tế những trường hợp này việc chẩn đoán và điều trị giun đũa Chó, Mèo là thiếu cơ sở chứng cứ khoa học. Vì nội soi Dạ dày không xác định được ấu trùng giun đũa Chó, Mèo, đồng thời xét nghiệm Elisa dương tính với giun đũa Chó và tăng Bạch cầu Eosin, không thể quyết định cho việc chẩn đoán viêm loét Dạ dày do giun đũa Chó, Mèo được.
Vì vậy với những trường hợp bệnh nhân vừa nêu trên, liệu giun đũa Chó, Mèo có gây viêm loét Dạ dày hay không? Đây là vấn đề các Bác sĩ lâm sàng nội khoa, ký sinh trùng, các nhà nghiên cứu viện Dịch tễ ký sinh trùng cần quan tâm tìm hiểu.
- 22/07/2015 20:11 - Những kinh nghiệm trong việc tiếp xúc ban đầu với …
- 20/07/2015 20:43 - Hiến máu tình nguyện và những điều cần biết
- 18/07/2015 06:40 - Bệnh lao phổi
- 24/06/2015 20:11 - Bệnh uốn ván
- 21/06/2015 20:00 - Xuất huyết giảm tiểu cầu
- 15/06/2015 20:42 - Nhân sâm Việt Nam - cây thuốc cần được bảo tồn và …
- 13/06/2015 20:54 - Nghiên cứu cho thấy sử dụng kháng sinh không đúng …
- 13/06/2015 20:46 - Liệu pháp thay huyết tương – một phương thức trị l…
- 13/06/2015 20:22 - Loãng xương và gãy đốt sống phổ biến ở bệnh nhân C…
- 11/06/2015 09:12 - Bóp bóng ambu thế nào là đúng cách?