Khoa Sản
Được sự đồng ý của Bộ Y Tế, Sở Y Tế TPHCM, Bệnh viện Từ Dũ phối hợp cùng Hội Phụ khoa không biên giới Pháp đã tổ chức Hội nghị Sản Phụ khoa Việt-Pháp-Châu Á-Thái Bình Dương lần thứ 14. Đây là hội nghị thường niên được tổ chức mỗi năm một lần, là dịp để các nhà sản phụ khoa trong và ngoài nước có cơ hội gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm liên quan đến hoạt động điều trị, nghiên cứu và phát triển chuyên ngành sản phụ khoa. Hơn 1000 đại biểu tham gia hội nghị và cùng nhau thảo luận nhiều chuyên đề về lĩnh vực sản khoa, phụ khoa, chẩn đoán hình ảnh, phẫu thuật tạo hình, ung thư phụ khoa, niệu – phụ khoa, phẫu thuật nội soi, phẫu thuật dãn sàn chậu, kế hoạch hóa gia đình, mãn kinh, bệnh lý chu sinh và hỗ trợ sinh sản.
Toàn cảnh hội nghị (Ảnh Phương Vy TTXVN)
Qua 2 ngày hội nghị, các đại biểu đã cập nhật thêm một số kiến thức mới về các lĩnh vực trên. Qua một nghiên cứu tại BV Từ Dũ tác giả Trần Thị Lợi và cộng sự đã đưa ra kết luận sản phụ bị viêm nha chu có nguy cơ sinh non- sinh nhẹ cân tăng gấp 2,2 lần so với sản phụ không bị viêm nha chu OR=2,2 ( KTC95%: 1,2- 4,3) p= 0,009.
Trong chẩn đoán và xử trí Rối loạn tăng huyết áp thai kỳ có một số điểm mới trong tiêu chuẩn chẩn đoán và xử trí so với trước đây.
Tiền sản giật (TSG) là một hội chứng mà chủ yếu bao gồm sự phát triển của tăng huyết áp mới khởi phát từ sau tuần 20 của thai kỳ. Mặc dầu thường đi kèm với protein mới khởi phát, TSG có thể liên kết với nhiều dấu hiệu và triệu chứng khác, bao gồm cả rối loạn thị giác, đau đầu, đau vùng thượng vị và phù tăng nhanh. Trong đó, nếu đo HA tâm thu ≥ 160mmHg hoặc HA tâm trương ≥ 110mmHg, tăng HA có thể được xác nhận để có thái độ điều trị hạ áp kịp thời và có thể xem như TSG nếu không có Protein niệu mà tăng HA mới khởi phát kèm theo bất kỳ dấu hiệu nào sau đây:
- Giảm tiểu cầu < 100.000./ mm3
- Suy thận (Creatinin huyết thanh >1,1mg/ dl hoặc tăng gấp đôi nồng độ creatinin huyết thanh trong trường hợp không có bệnh thận khác)
- Suy chức năng gan (men gan tăng gấp 2 lần)
- Phù phổi
- Rối loạn thị giác
Thuật ngữ “TSG không nặng” được dùng để thay thế cho TSG nhẹ.
Theo quan điểm của các nghiên cứu gần đây cho thấy mối liên quan thấp giữa giữa lượng Protein/ nước tiểu và kết quả thai kỳ trong TSG, vì vậy Protein niệu > 5g/24h đã được loại bỏ trong tiêu chuẩn chẩn đoán TSG nặng.
Ngoài ra, thai chậm tăng trưởng cũng được xử trí tương tự như ở phụ nữ mang thai và không có TSG, dấu hiệu này cũng được loại bỏ trong tiêu chuẩn chẩn đoán TSG nặng.
Sản giật là sự hiện diện của cơn co giật mới khởi phát ở phụ nữ có TSG. Sản giật có thể xảy ra trước, trong và sau khi chuyển dạ. Các nguyên nhân khác có thể bao gồm xuất huyết não, dị dạng động tĩnh mạch, vỡ phình mạch não hoặc rối loạn động kinh tự phát. Các chẩn đoán thay thế có thể có nhiều khả năng xảy ra trong trường hợp co giật mới khởi phát xảy ra sau 48- 72 giờ sau khi sinh hoặc khi cơn co giật xảy ra trong quá trình sử dụng liệu pháp chống độn kinh với magnesium sunfate.
Hội chứng HELLP đề cập đến một hội chứng đặc trưng bởi tán huyết, tăng men gan, giảm tiểu cầu, có thể đại diện cho một hình thức của TSG nặng, nhưng mối liên quan này vẫn còn tranh cãi. Có khoảng 15-20% bệnh nhân bị hội chứng HELLP không có tăng HA hoặc protein niệu trước đó, vì vậy các chuyên gia tin rằng hội chứng HELLP là một rối loạn độc lập với TSG. Cả TSG nặng và hội chứng HELLP đều có thể kèm với những biểu hiện gna khác bao gồm nhồi máu, xuất huyết, vỡ gan.
Trong xử trí , tất cả các phụ nữ tại thời điểm chẩn đoán nên có một bilan TSG bao gồm CTM toàn phần,số lượng tiểu cầu, creatinin huyết thanh, nồng độ men gan, Protein niệu/ 24h và các dấu hiệu triệu chứng của TSG nặng. Đánh giá thai nhi bao gồm: theo dõi cử động thai, siêu âm ước đoán trọng lượng thai và chỉ số nước ối , NST, BPP nếu NST không đáp ứng.
Tùy theo tình trạng tăng HA hay dấu hiệu TSG không nặng hay nặng mà quyết định điều trị ngoại trú hay nhập viện, chờ đợi theo dõi hay chấm dứt thai kỳ. Đối với những phụ nữ có TSG, đề nghị ra quyết định chấm dứt thai kỳ không phải dựa trên lượng Protein niệu hoặc thay đổi về lượng Protien niệu. Đối với phụ nữ TSG nặng và tuổi thai trước giới hạn khả năng sống, chấm dứt thai kỳ sau khi tình trạng mẹ ổn định được khuyến khích, điều trị chờ đợi không được khuyến cáo.
Ung thư CTC (K CTC) là một bệnh lý ác tính thường gặp nhất trong thai kỳ. ước tính tỉ lệ mắc phải là 0,8-1,5/10.000 trường hợp sanh. Đây là một thử thách đặc biệt vì K CTC và các phương pháp điều trị ung thư thường có thể ảnh hưởng không chỉ trên phụ nữ có thai mà còn ảnh hưởng trên cả thai nhi và đường sinh sản. Việc điều trị nên được cá thể hóa và dựa trên giai đoạn ung thư, tuổi thai, ước muốn tiếp tục giữ thai của bệnh nhân và những nguy cơ khi thay đổi hoặc trì hoãn điều trị trong thai kỳ.
Trong bệnh lý dãn sàn chậu, các nghiên cứu cho thấy việc điều trị bảo tồn tử cung và khâu cố định các dây chằng đem lại những hiệu quả tốt trong bệnh lý này như điều trị sa tử cung bằng khâu ngắn và khâu đính 2 dây chằng tử cung- cùng bằng phẫu thuật nội soi do nhóm nghiên cứu của BVTD thực hiện. Phẫu thuật khâu 5 điểm điều trị sa vùng đỉnh âm đạo của tác giả Nguyễn Trung Vinh trong 64 trường hợp cho thấy tỉ lệ cải thiện tốt triệu chứng sa tạng chậu và táo bón, kết quả an toàn, hiệu quả, hồi phục sớm.
Trong ung thư phụ khoa, các tác giả đưa ra một nhận định mới về giả thuyết ung thư buồng trứng có thể có nguồn gốc từ ống dẫn trứng do đó nên cắt ống dẫn trứng trong trường hợp cắt buồng trứng hoặc cắt tử cung trong các trường hợp bệnh lý về khối u buồng trứng nghi ngờ hoặc những trường hợp có chỉ định cắt tử cung.
Các nghiên cứu khác về hỗ trợ sinh sản, sàng lọc trước sinh, sơ sinh, bệnh lý chu sinh và các phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ, phẫu thuật nội soi, các bệnh lý trong thời kỳ thai nghén như sốt xuất huyết trong thai kỳ, lạc nội mạc tử cung…. cũng được trình bày chi tiết, đầy đủ và được bàn luận sối nổi trong Hội nghị. Như vậy, hơn 10 báo cáo khoa học được các giáo sư và bác sĩ thuộc Viện- trường Đai học thành phố Nantes trình bày, lồng ghép với hơn 40 bài báo cáo và 20 poster của các giáo sư, bác sĩ đầu ngành trong cả nước và quốc tế về những vấn đề thời sự trong lĩnh vực sức khỏe bà mẹ và sơ sinh được trình bày trong Hội nghị là những kiến thức y học hiện đại và kinh nghiệm thực hành lâm sàng mới sẽ là những tư liệu bổ ích cho các nhà sản khao nhằm góp phần cải thiện chất lượng chăm sóc sức khỏe cho người dân Việt Nam.
Ths Bs Nguyễn Thị Kiều Trinh
- 18/03/2015 08:43 - Chuyên gia Nhật Bản chuyển giao kỹ thuật can thiệp…
- 06/03/2015 07:03 - Tập huấn triển khai chăm sóc thiết yếu sơ sinh sớm
- 04/01/2015 15:27 - Hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện thông tư 18/2009…
- 23/10/2014 12:11 - Những vấn đề nóng ở Đại hội Tim mạch Châu Âu năm 2…
- 09/08/2014 13:29 - Kế hoạch hành động phòng chống bệnh do vi rút Ebol…
- 04/04/2014 09:02 - Hội thảo Hồi sức bệnh nhân chết não theo hướng lấy…
- 28/12/2013 10:18 - Hội nghị Ngoại khoa tỉnh Quảng Nam 2013
- 17/12/2013 07:15 - Tin về Hội nghị Gây mê Hồi sức Miền Trung –Tây Ngu…
- 25/11/2013 09:37 - Hội nghị khoa học thường niên HOSREM lần thứ IX 15…
- 31/10/2013 07:40 - Hội nghị khoa học Chấn thương Chỉnh hình Việt Nam …