1- Mục tiêu:
Ngăn ngừa lây lan các bệnh nguy hiểm có nguồn gốc từ các bệnh phẩm xét nghiệm đối với người bệnh, người nhà người bệnh, nhân viên y tế, học sinh sinh viên đến làm việc học tập tại bệnh viện. Ngăn ngừa lây lan dịch bệnh ra cộng đồng.
2- Đối tượng áp dụng:
-Tất cả các khoa xét nghiệm, thăm dò chẩn đoán, điều trị có nguồn bệnh phẩm cần loại bỏ sau xét nghiệm, thực hiện các thủ thuật với người bệnh.
-Tất cả nhân viên y tế (NVYT), học sinh, sinh viên đến học tập tại bệnh viện.
3- Qui định cụ thể:
3.1. Nhân viên y tế thực hiện các biện pháp phòng ngừa chuẩn đề phòng lây nhiễm khi tiếp tiếp xúc với bệnh phẩm từ các phòng xét nghiệm, thăm dò chẩn đoán, điều trị (Vệ sinh tay, đi gant, đeo khẩu trang, áo quần bảo hộ, mạng che mặt đúng qui tắc).
3.2. Các bệnh phẩm là máu, dịch tiết cơ thể là chất lõng có nguy cơ lây nhiễm nguy hiểm sau khi thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán cần được xử lý an toàn khi loại bỏ theo phương pháp sau:
- Khử khuẩn an toàn bằng hóa chất khử khuẩn có phổ diệt khuẩn rộng như: Chloramin B (0,5%-1%), Javel (0,5-1%), Presept (0,5-1%), Phenol (0,1-0,5%)… cho tiếp xúc 10-15 phút, thu gom thiêu hủy tại lò đốt rác bệnh viện. Bàn xét nghiệm được vệ sinh khử khuẩn sau khi kết thúc công việc hàng ngày bằng dung dịch sát khuẩn.Vật sắc nhọn (ống nghiệm, kim, lam kính, chai đựng hóa chất…) được thu gom theo qui định chất thải y tế nguy hại, đưng trong hộp, thùng chống thủng.
- Các bệnh phẩm xét nghiệm vi sinh, chủng vi sinh vật sống phải được tiệt khuẩn bằng sức nóng (Autoclave 121oC/20 phút) sau đó tập trung tại nhà lưu giữ rác của bệnh viện. Cấm đưa bệnh phẩm chưa xử lý ra khỏi khoa xét nghiệm.
- Các bệnh phẩm là chất rắn, sinh thiết mô tổ chức trước khi loại bỏ phải được khử khuẩn như chất thải lỏng, đóng gói trong túi, hộp an toàn tập trung thiêu đốt tại lò đốt rác bệnh viện (trừ các bộ phận cắt bỏ là chi, nội tạng lớn được tập trung để chôn lấp tại nghĩa trang của bệnh viện an toàn định kỳ do khoa Giải phẫu bệnh lý thực hiện). Cấm đổ các bệnh phẩm vào hệ thống thoát nước thông thường gây ô nhiễm và tắc hệ thống thoát nước.
3.3. Các chủng Vi sinh vật lưu giữ phải đảm bảo an toàn sinh học. Đối với các chủng vi sinh vật có nguy cơ lây lan thành dịch phải được bảo quản theo chế độ an toàn tuyệt đối. Đưa chủng Vi sinh vật có nguy cơ lây lan thành dịch ra khỏi bệnh viện phải được Giám đốc bệnh viện đồng ý và có phương tiện đạt tiêu chuẩn an toàn bảo vệ. CBCC khi thực hiện nghiên cứu, chẩn đoán liên quan đến vi sinh vật có nguy cơ lây nhiễm cao phải được huấn luyện thành thạo kỹ thuật và kỹ năng sử dụng phương tiện phòng hộ đúng qui tắc.
4- Giám sát:
-Trưởng khoa, điều dưỡng trưởng khoa, NVYT liên quan đến phát sinh bệnh phẩm tuân thủ nghiêm ngặt qui định an toàn và loại bỏ chất thải đúng qui chế.
-Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn hướng dẫn và giám sát đột xuất, định kỳ các qui tắc an toàn tại các khoa có thải bỏ bệnh phẩm.
Khoa KSNK (sưu tầm)
- 19/03/2013 15:01 - Sử dụng chế phẩm máu
- 16/03/2013 07:42 - Đảm bảo cung cấp máu an toàn cho vùng sâu, vùng xa…
- 12/03/2013 08:36 - Cảnh báo bệnh giun đũa chó ở người
- 12/03/2013 08:29 - Văn hoá cụng ly
- 07/03/2013 14:00 - Bệnh polyp mũi
- 01/03/2013 20:43 - Gây mê hồi sức trong nội soi tiêu hóa
- 28/02/2013 14:59 - Phòng, chống ngộ độc thực phẩm
- 28/02/2013 14:42 - Chế độ ăn cho người bệnh tiểu đường thể 2
- 28/02/2013 14:30 - Rận mu - căn bệnh bị lãng quên
- 28/02/2013 13:13 - Acid uric