• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Trầm cảm ẩn: có khi nào là bạn?

  • PDF.

BS. Trần Quốc Bảo - 

Trầm cảm ẩn hay còn gọi trầm cảm "mỉm cười" - là chứng bệnh tâm thần không điển hình, dấu hiệu mờ nhạt. Người bệnh thường cố gắng che giấu các triệu chứng, không muốn thừa nhận bệnh tình của mình thậm chí không biết mình có vấn đề. Nếu không được can thiệp kịp thời sẽ gây ra nhiều hệ lụy khôn lường. Bệnh nhân mắc chứng trầm cảm đơn giản là không có sức sống, còn trầm cảm ẩn là không chấp nhận bản thân.

Bệnh trầm cảm ẩn gặp ở mọi lứa tuổi, đặc biệt gặp nhiều ở độ tuổi từ 25 đến 44, trong đó bệnh nhân nữ gấp đôi nam. Phụ nữ sau mãn kinh có nguy cơ mắc trầm cảm gấp hai lần so với chưa mãn kinh. Tại các cơ sở y tế chuyên khoa, số lượng bệnh nhân đến thăm khám các bệnh lý liên quan đến trầm cảm tăng 20-30% mỗi năm. Khả năng chịu áp lực của người trẻ cũng chưa tốt, dễ mất phương hướng trước các áp lực.

tramcam

Đa số người mắc trầm cảm ẩn luôn tỏ ra vui vẻ trước mặt mọi người

Nếu bạn hoặc người thân đang có các biểu hiện sau rất có thể bạn đã gặp phải tình trạng trầm cảm ẩn:

  • Nội tâm luôn tồn tại một giọng nói chỉ trích vì sự cầu toàn của chính mình
  • Nhận trách nhiệm quá mức về mình.
  • Luôn muốn kiểm soát môi trường xung quanh.
  • Luôn quan tâm đến sức khoẻ cũng như hạnh phúc của người khác nhưng mặt khác lại đóng chặt thế giới nội tâm của chính mình.
  • Coi nhẹ tổn thương của chính mình, không thực sự biết cách yêu thương bản thân.
  • Có thể kèm các chứng bệnh như là rối loạn ăn uống luôn bị thôi thúc ăn hoặc chán ăn, rối loạn lo âu, rối loạn ám ảnh cưỡng chế hoặc nghiện ngập thứ gì đó như thuốc lá, công nghệ, tình dục, game…
  • Hướng đến chủ nghĩa tích cực.
  • Họ thường bị nghiện công việc và coi những thành tựu của bản thân chính là giá trị con người của họ.
  • Vẫn có thể tận hưởng thành công trong công việc nhưng với mối quan hệ gần gũi, cảm xúc dường như đóng bang.
  • Luôn giữ vẻ mặt "hạnh phúc" trước mặt đối phương, thậm chí là luôn hưng phấn, vui vẻ, hoạt bát hoặc hay nói triết lý. Tuy nhiên, sâu bên trong luôn giằng xé nội tâm.
  • Chế độ sinh hoạt thay đổi thất thường là một trong các dấu hiệu dễ nhận thấy nhất ở người mắc trầm cảm ẩn. Bạn đột nhiên ăn ngủ mất kiểm soát, có thể là mất ngủ kéo dài, hoặc ngược lại luôn trong trạng thái buồn ngủ. Một số trường hợp người bệnh cố gắng ăn thật nhiều, tăng cân mất kiểm soát để che giấu đi nỗi sợ hãi, lo lắng của bản thân.
  • Luôn suy nghĩ tiêu cực, bi quan, chán nản nhưng lại thể hiện mình là người sống tích cực, cố tỏ ra vui vẻ, ngược lại khi ở một mình họ có xu hướng bạo lực, thậm chí là tự làm hại bản thân.
  • Cố chấp không thừa nhận rằng mình đang mắc bệnh trầm cảm ẩn, cho rằng chỉ là do thay đổi tâm lý hoặc do áp lực cuộc sống, công việc và bệnh sẽ tự khỏi.
  • Mệt mỏi, giảm năng lượng: Thực tế những người mắc trầm cảm ẩn đều cảm thấy cơ thể mệt mỏi, chân tay không có năng lượng nhưng lại cố tỏ ra đầy năng lượng, nhiệt huyết. Điều này càng làm cho người mắc suy nhược nghiêm trọng.

Bên cạnh đó, người bệnh trầm cảm ẩn còn xuất hiện các biểu hiện không liên quan đến yếu tố tâm lý như: đau mỏi xương khớp, tim đập nhanh, đánh trống ngực, tiêu hóa kém,... khiến bản thân người bệnh cũng bị nhầm lẫn và càng tự cho rằng mình không mắc bệnh trầm cảm ẩn, gây khó khăn trong quá trình điều trị. Bên cạnh trầm cảm ẩn, có nhiều loại rối loạn tâm thần, bao gồm trầm cảm, rối loạn cảm xúc lưỡng cực, tâm thần phân liệt, mất trí, thiểu năng trí tuệ, tự kỷ và các rối loạn tâm thần khác. Mỗi loại bệnh lý lại có những triệu chứng rất đa dạng.

Trầm cảm ẩn tiến triển từ từ, các triệu chứng bộc lộ không rõ ràng, lâu dần khó hồi phục, nguy hiểm hơn có thể dẫn đến căng thẳng mạn tính, sút cân, mất việc làm, xung đột trong các mối quan hệ, tự sát. Trầm cảm cũng là yếu tố khiến cho các bệnh lý khác trở nên trầm trọng, phức tạp, khó điều trị hơn như tim mạch, dạ dày, tuyến giáp. Đặc biệt, việc giấu bệnh khiến người mắc bỏ lỡ cơ hội điều trị, trong khi có thể điều trị hiệu quả nếu được khám sớm, kiên trì theo phác đồ.

Nguồn: trích từ sách “Trầm cảm ẩn” của tác giả Margaret Robinson Rutherford.


Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

You are here Tin tức Y học thường thức Trầm cảm ẩn: có khi nào là bạn?