Bs Huỳnh Minh Nhật -
GIỚI THIỆU
Nuốt phải dị vật là tình trạng thường gặp trong thực hành lâm sàng. Phần lớn trường hợp nuốt dị vật xảy ra ở trẻ em. Việc nuốt phải dị vật ở người lớn, dù cố ý hay vô ý, hay gặp ở người cao tuổi, người có rối loạn tâm thần chậm phát triển trí tuệ, ngộ độc rượu và ở những tù nhân.
Hầu hết dị vật (80 - 90%) đi ra ngoài một cách tự nhiên. Tuy nhiên, khoảng 10 - 20% trường hợp cần nội soi loại bỏ và ít hơn 1% sẽ cần phẫu thuật để lấy dị vật hoặc điều trị các biến chứng.
CHẨN ĐOÁN
Trẻ lớn và người lớn có thể xác định được nuốt phải dị vật và chỉ ra vùng khó chịu. Tuy nhiên, diện tích của vùng khó chịu thường không tương quan với vị trí bị chèn ép. Thông thường, các triệu chứng xảy ra ngay sau khi nuốt phải dị vật. Trẻ nhỏ hay người bị rối loạn tâm thần có thể biểu hiện bằng nghẹn, bỏ ăn, nôn mửa, chảy nước dãi, thở khò khè, nước bọt dính máu hoặc suy hô hấp. Thủng hầu họng hoặc đoạn đầu thực quản có thể gây sưng nề, đỏ, căng đau vùng cổ. Các bác sĩ lâm sàng cần phát hiện những tình trạng cần phải phẫu thuật như viêm phúc mạc hoặc tắc ruột non.
- 19/03/2024 08:01 - Hiểu biết về ngày phòng chống lao và thái độ của c…
- 17/03/2024 07:21 - Xạ trị - Những câu hỏi thường gặp
- 14/03/2024 07:54 - Bệnh viêm võng mạc sắc tố là gì?
- 12/03/2024 07:44 - Tổng quan khám nội tiêu hóa tại Bệnh viện đa khoa …
- 06/03/2024 15:41 - Tại sao một số bệnh đường tiêu hóa gia tăng sau dị…
- 02/03/2024 14:31 - Bệnh tiêu chảy do vi khuẩn
- 28/02/2024 16:25 - Vai trò của RET-HE và HYPO-HE trong chẩn đoán thiế…
- 26/02/2024 17:58 - Chăm sóc sức khoẻ sau kỳ nghỉ tết Giáp Thìn
- 20/02/2024 15:04 - Tiền sản giật khi mang thai làm tăng nguy cơ cho m…
- 08/02/2024 14:46 - Mất ngủ- bệnh học, điều trị và dự phòng