• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Tránh thai thời kỳ hậu sản

  • PDF.

Bs. Võ Thị Bích Ngọc -  

Thời kỳ hậu sản là khoảng thời gian kéo dài từ 4 đến 6 tuần lễ sau khi người phụ nữ sinh con. Đó là thời gian mà những thay đổi sinh lý, giải phẫu của người mẹ trong thai kỳ trở lại trạng thái như trước khi có thai. Việc có thai trở lại sớm trong thời kỳ hậu sản làm tăng nguy cơ và rủi ro về sức khỏe cho cả mẹ và con, đồng thời gia tăng áp lực lên người mẹ khi vừa chăm con nhỏ, vừa chịu những tác dụng bất lợi do thai kỳ tiếp theo mang lại. Các biện pháp tránh thai hậu sản cung cấp phương pháp dự phòng cho những biến cố bất lợi này.

tranhthai6

Hình 1: Tránh thai khi cho con bú ( Nguồn: internet)

1. Đặc trưng sinh lý của thời kỳ hậu sản

Thời kỳ hậu sản là thời kỳ có rất nhiều biến động về sinh lý:

  • Tiết sữa với tăng prolactin
  • Buồng trứng với hoạt động phóng noãn không ổn định
  • Tình trạng tăng đông máu

2. Các vấn đề chủ yếu liên quan đến tránh thai hậu sản

  • Nguy cơ gây thuyên tắc mạch máu của các phương pháp tránh thai có chứa ethinyl estradiol ngoại sinh
  • Nguy cơ nhiễm trùng có thể tăng ở sản phụ hậu sản.
  • Các biến đổi hoạt động buồng trứng liên quan việc thực hiện nuôi con bằng sữa mẹ.
  • Ảnh hưởng của việc tránh thai đến việc thực hiện nuôi con bằng sữa mẹ.

=> Cần có một cái nhìn tổng thể về tránh thai trong thời kỳ hậu sản.

3. Ba tình huống chính của tránh thai thời kỳ hậu sản

  • Hậu sản không nuôi con bằng sữa mẹ.
  • Hậu sản có nuôi con bằng sữa mẹ.
  • Tiếp tục nuôi con bằng sữa mẹ sau khi kết thúc thời gian hậu sản

4. Tiêu chuẩn lựa chọn phương pháp tránh thai thời kỳ hậu sản

Năm 2016, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (Centers for Disease Control and Prevention – CDC) đã cập nhật tiêu chuẩn lựa chọn y khoa (Medical Eligibility Criteria – MEC) về tránh thai, các khuyến cáo nhằm mục đích hỗ trợ bác sĩ tư vấn về các lựa chọn tránh thai. Tài liệu này tổng hợp các bằng chứng mới nhất và ý kiến chuyên gia để cung cấp những khuyến cáo tránh thai an toàn cho phụ nữ với các tình trạng nội khoa khác nhau, bao gồm đang trong thời kỳ hậu sản và đang cho con bú.

5. Thời điểm bắt đầu tránh thai hậu sản

Năm 2016, Hiệp hội Sản Phụ khoa Hoa Kỳ (The American College of Obstetricians and Gynecologists – ACOG) khuyến cáo phụ nữ nên bắt đầu sử dụng biện pháp tránh thai vào lần khám hậu sản đầu tiên, thông thường 6 tuần sau sinh.

  • Tuy nhiên, nhiều phụ nữ phóng noãn trước khoảng thời gian này.
  • 43% phụ nữ có hoạt động tình dục trở lại trước lần khám hậu sản đầu tiên
  • Nên bắt đầu sử dụng các biện pháp tránh thai trước thời điểm 6 tuần

Tiêu chuẩn của một phương pháp tránh thai (MEC):

  • Không có giới hạn sử dụng phương pháp tránh thai
  • Lợi ích khi sử dụng phương pháp tránh thai lớn hơn nguy cơ
  • Nguy cơ khi sử dụng phương pháp tránh thai lớn hơn lợi ích
  • Sử dụng phương pháp tránh thai gây ra nguy cơ sức khỏe không thể chấp nhận được.

Bảng 1. Tiêu chuẩn chọn lựa y khoa Hoa Kỳ năm 2016 về tránh thai ở phụ nữ trong giai đoạn hậu sản.

tranhthai2

tranhthai3 

  • Cu-Intra Uterine Devices (Cu-IUD): Dụng cụ tử cung tránh thai chứa đồng
  • Levonorgestrel- Intra Uterine Devices (LNG-IUD): Dụng cụ tử cung tránh thai chứa progestogen
  • Implants: Que cấy phóng thích nội tiết tránh thai
  • Depot medroxyprogesterone acetate (DMPA): Thuốc tiêm tránh thai chứa progestogen
  • Progestogen Only Contraceptive (POP): Viên thuốc tránh thai chỉ có progestogen
  • Combined Hormonal Contraceptive(CHC): Thuốc tránh thai nội tiết phối hợp

Các yếu tố nguy cơ khác của VTE (Venous Thromboembolism) thuyên tắc mạch do huyết khối là: tuổi >35, BMI >30, từng bị VTE trước đó, hội chứng tăng đông, bất động kéo dài, truyền máu khi sinh, bệnh cơ tim chu sản, băng huyết sau sinh, sau mổ lấy thai, tiền sản giật, hút thuốc lá.

6. Những nguy cơ của tránh thai thời kỳ hậu sản

- Thuốc tránh thai nội tiết phối hợp(CHC): Ngoài nguy cơ tắc mạch do huyết khối liên quan đến việc sử dụng thuốc tránh thai kết hợp thì ảnh hưởng của những thuốc này lên kết cục của trẻ và kết cục của nuôi con bằng sữa mẹ vẫn chưa rõ ràng. Một cách thận trọng, nếu sản phụ thực hiện nuôi con bằng sữa mẹ, nên trì hoãn CHC cho đến ít nhất 6 tháng kể từ khi sinh.

- Thuốc tránh thai chỉ chứa progesterone (POC): nguy cơ duy nhất là có hay không có tồn tại ảnh hưởng ngắn hay dài hạn của POC trên trẻ sơ sinh. nghiên cứu tổng quan hệ thống của Sharon và cộng sự năm 2016 đánh giá việc sử dụng các phương pháp tránh thai chỉ chứa progestogen (POCs) bao gồm: Implants, DMPA, POP. Các nghiên cứu này hầu hết đều không cho thấy tác động bất lợi của việc sử dụng POCs trên kết cục nuôi con bằng sữa mẹ hay trên tăng trưởng và phát triển của trẻ.

- Dụng cụ tránh thai(IUD): đặt IUD tránh thai chứa đồng (Cu-IUD) ngay sau sổ nhau thì sẽ ít bị tống xuất hơn là nếu đặt muộn hơn, trong thời kỳ hậu sản. Tần suất của thủng tử cung và nhiễm trùng do đặt IUD không tăng khi thực hiện, bất chấp nó được đặt trong thời điểm nào trong giai đoạn hậu sản.

- Tránh thai bằng phương pháp bú vô kinh(Lactational Amenorrhoea Method – LAM): Kéo dài không quá 6 tháng. Tỉ lệ cao thất bại khi phương pháp được dùng đúng cách.

- Phương pháp tránh thai theo ngày phóng noãn phỏng đoán(Fertility Awareness-Based methods – FAB): Không khuyến khích tránh thai bằng FAB vì hiệu quả thấp do tính không ổn định của chu kỳ buồng trứng sau khi sinh.

7. Kết luận

- Bắt đầu sử dụng biện pháp tránh thai trong giai đoạn hậu sản đem lại lợi ích quan trọng cho người mẹ và đứa trẻ, đồng thời giảm nguy cơ có thai lại sớm.

- Dù thuốc tránh thai đường uống kết hợp trước đây rất phổ biển, chúng cần được dùng hàng ngày. nên trì hoãn CHC cho đến ít nhất 6 tháng kể từ khi sinh giảm nguy cơ huyết khối.

- Dù an toàn hơn nhưng sử dụng thuốc tránh thai đường uống chỉ chứa progestin cũng khá phức tạp và phụ nữ sử dụng các phương pháp tránh thai tác dụng ngắn dễ có nguy cơ có thai lại sớm.

- Phương pháp tránh thai hiệu quả kéo dài, có thể phục hồi được Long acting reversible contraception – LARC có nhiều lợi ích cho phụ nữ giai đoạn hậu sản, bao gồm không làm tăng nguy cơ huyết khối, có thể bắt đầu ngay sau sinh, không có ảnh hưởng trên sữa mẹ, tỷ lệ tiếp tục sử dụng dài hạn cao, tỷ lệ thất bai thấp.

Tài liệu tham khảo

  1. Các biện pháp ngừa thai sử dụng nội tiết - chuyên đề: Y học sinh sản tập 45 tháng 02/2018
  2. Tránh thai thời kỳ hậu sản – bài giảng sản khoa y dược thành phố Hồ Chí Minh
  3. WHO. Medical eligibility criteria for contraceptive use. 5th Ed. 2015
  4. Curtis, K.M., et al., U.S. Medical Eligibility Criteria for Contraceptive Use, 2016. MMWR Recomm Rep, 2016. 65(3): p. 1-103

Lần cập nhật cuối lúc Thứ sáu, 12 Tháng 8 2022 10:11

You are here Tin tức Y học thường thức Tránh thai thời kỳ hậu sản