Khoa Kiểm Soát Nhiễm Khuẩn
Chất thải rắn phát sinh từ các cơ sở y tế trong quá trình hoạt động chuyên môn chứa nhiều yếu tố nguy hại. Theo nghiên cứu của tổ chức Y tế thế giới (WHO), thành phần nguy hại trong chất thải rắn y tế chiếm từ 10 - 25%, bao gồm các chất thải lây nhiễm, dược chất, chất hóa học, phóng xạ, kim loại nặng, chất dễ cháy, nổ... Còn lại 75 - 90%, gồm các chất thải thông thường, tương tự như chất thải sinh hoạt, trong đó có nhiều thành phần không chứa yếu tố nguy hại như nhựa, thủy tỉnh, kim loại, giấy... có thể tái chế.
Để xử lý và tiêu huy chất thải y tế, mỗi nhóm và loại chất thải có phương pháp riêng. Trong phạm vi bài viết này chỉ đề cập đến công nghệ xử lý chất thải lây nhiễm, một thành phần chủ yếu của chất thải rắn y tế nguy hại có trong chất thải y tế. Các chất thải thuộc nhóm khác như hóa học, phóng xạ, kim loại nặng... được xử lý tương tự như các phương pháp xử lý chất thải công nghiệp khác.
Từ trước đến nay, tại Việt Nam hầu như mới chỉ biết đến lò đốt chất thải rắn y tế nguy hại, bao gồm lò đốt 2 buồng nhập khẩu từ các nước phát triển như từ Thụy Sĩ, Mỹ, Bỉ, Pháp, Italia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nam Phi... và một số lò đốt sản xuất trong nước. Đến nay, cả nước có khoảng trên 500 lò đốt xử lý cho khoảng hơn 70% chất thải lây nhiễm phát sinh từ các bệnh viện và cơ sở y tế. Ngoài ra, một số bệnh viện còn sử dụng lò đốt thủ công tự xây hoặc thiết kế đơn giản để xử lý chất thải lây nhiễm. Hiện nay, Việt Nam chưa có lò quay để xử lý chất thải rắn y tế. Bộ Khoa học và Công nghệ cũng đã ban hành các tiêu chuẩn có liên quan đến lò đốt như: TCVN 6560 - 2005: "Khí thải lò đốt chất thải rắn y tế - Giới hạn cho phép và một số tiêu chuẩn khác về các phương pháp xác định các chất ô nhiễm trong khí thải, thay thế cho các tiêu chuẩn ban hành năm 2004". Tuy vậy, việc kiểm soát khí thải lò đốt và nhiệt độ buồng đốt còn gặp nhiều khó khăn do có một số chỉ tiêu hiện nay như đo nồng độ dioxin phải gửi mẫu ra nước ngoài với chi phí rất cao (khoảng 2 nghìn USD/mẫu xét nghiệm dioxin). Lò đốt chất thải y tế là nguồn chính phát sinh ra dioxin và thủy ngân trong các hoạt động dân sự hiện nay. Với mục tiêu bảo vệ môi trường (BVMT) và bảo vệ sức khỏe, các nước đang phát triển như Mỹ và châu Âu ngày càng thắt chặt các tiêu chuẩn khí thải lò đốt chất thải y tế. Trong tình hình như vậy, nhiều loại lò đốt được sản xuất tại Mỹ và châu Âu cũng không đáp ứng được tiêu chuẩn môi trường và tìm cách xuất khẩu sang các nước đang phát triển, nơi mà các tiêu chuẩn môi trường còn lỏng lẻo hoặc chưa có các biện pháp kiểm soát chặt chẽ. Năm 1988, cả nước Mỹ có 6.200 lò đốt chất thải y tế nhưng đến năm 2006 chỉ còn lại 62 lò đốt hoạt động. Ở Canada, năm 1995 có 219 lò đốt nhưng đến năm 2003 chỉ còn 56 lò đốt vận hành. Nhiều nước châu Âu đã đưa ra các biện pháp kiên quyết nhằm đóng cửa các lò đốt chất thải y tế. Tại Đức, năm 1984 có 554 lò đốt hoạt động nhưng đến năm 2002 không còn lò đốt nào vận hành, hay tại Bồ Đào Nha, năm 1995 có 40 lò đốt nhưng năm 2004 chỉ còn 1 lò đốt hoạt động. AiLen có 150 lò đốt hoạt động năm 1990 nhưng đến năm 2005 đã ngưng hoạt động toàn bộ các lò đốt chất thải y tế.
Tại các nước phát triển đã thay thế lò đốt bằng các công nghệ khác thân thiện với môi trường. Các công nghệ không đốt bao gồm: Quy trình nhiệt - khử khuẩn bằng nhiệt ướt như nồi hấp hay hệ thống hấp ướt tiên tiến, khử khuẩn bằng nhiệt khô, công nghệ vi sóng, plasma...; Quy trình hóa học - hóa học không dùng do, thủy phân kiềm; Quy trình bức xạ - tia cực tím, cobalt; Quy trình sinh học - xử lý bằng enzym. Trong sô các công nghệ trên, quy trình nhiệt là phổ biến nhất và được chia thành 3 loại gồm:
Quy trình nhiệt thấp (có 19 nhà cung cấp công nghệ này) với nhiệt độ vận hành khoảng từ 200 - 350°F (từ 93 - 177°C) với 2 nhóm cơ bản là nhiệt ướt và nhiệt khô. Công nghệ nhiệt ướt dùng hơi nước để khử khuẩn chất thải. Công nghệ xử lý bằng vi sóng thực chất là khử khuẩn bằng hơi nước vì hơi nước bão hòa được thêm vào làm ẩm chất thải và năng lượng vi sóng sẽ làm nóng chất thải. Quy trình nhiệt khô không thêm nước hay hơi nước vào chất thải. Chất thải được làm nóng bởi tính dẫn nhiệt, đối lưu tự nhiên hay cưỡng bức, sử dụng bức xạ nhiệt hoặc bức xạ hồng ngoại.
Quy trình nhiệt trung bình (có 2 nhà cung cấp công nghệ này): Nhiệt độ vận hành khoảng từ 350 - 700°F (177 - 370°C) có tác dụng phá vỡ liên kết hóa học của chất hữu cơ. Đây là quy trình dựa trên công nghệ mới bao gồm quy trình trùng hợp ngược sử dụng năng lượng vi sóng cường độ cao và khử trùng hợp sử dụng hơi nóng và áp suất cao.
Quy trình nhiệt cao (có 13 nhà cung cấp công nghệ này): Nhiệt độ vận hành vào khoảng 1.000 - 15.000°F (540 - 8.300°C) hoặc cao hơn. Điện trở, cảm ứng điện, khí tự nhiên hoặc năng lượng plasma cung cấp nhiệt cao. Nhiệt độ cao làm thay đổi tính chất lý hóa của chất thải, từ chất hữu cơ thành chất vô cơ và tiêu hủy hoàn toàn chất thải đồng thời làm thay đổi lớn về trọng lượng và thể tích chất thải.
Quy trình nhiệt thấp cần có thêm thiết bị cắt, xay để làm giảm thể tích và biến dạng chất thải, thể tích chất thải có thể giảm từ 60 - 70%. Quy trình nhiệt cao có thể giảm thể tích đến 90-95%.
Xu hướng chung và khả năng ứng dụng công nghệ không đốt ở Việt Nam
Việc áp dụng các công nghệ thay thế cho công nghệ đốt ở nước ta là rất cần thiết, phù hợp với xu hướng chung hiện nay của thế giới, thực hiện các cam kết giảm phát thải các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy, BVMT và sức khỏe con người. Tháng 8/2004, trong tài liệu "Chính sách quản lý an toàn chất thải y tế", WHO đã đưa ra các chính sách nhằm khuyến cáo các quốc gia quan tâm đến quản lý chất thải y tế. Cụ thể như: Quản lý chất thải y tế không an toàn gây tử vong và tàn tật, gây rủi ro cho sức khỏe con người, đặc biệt lo ngại về việc phơi nhiễm với dioxin và furan từ khí thải lò đốt chất thải rắn y tế; Cần những quyết định đúng đắn trong quản lý chất thải y tế; Phù hợp vói Chiến lược của WHO (Phát triển các ứng dụng tái chế chất thải ở nơi có thể tái chế được; Sử dụng các thiết bị y tế không có chứa chất liệu PVC; Khuyến khích sử dụng các thiết bị nhỏ thay thế cho phương pháp thiêu đốt; Phát triển và ứng dụng các công nghệ không đốt để xử lý chất thải rắn y tế; Xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch, chính sách, luật pháp và hướng dẫn quản lý chất thải y tế; Phân bổ nguồn nhân lực, tài chính cho quản lý an toàn chất thải y tế).
Hiện nay, Mỹ và EU đang áp dụng chuẩn STAATT (Tiêu chuẩn của Hiệp hội liên bang về các công nghệ xử lý thay thế) để đánh giá hiệu lực khử khuẩn, trong đó cấp độ III được coi là chuẩn mực tối thiểu, mức giảm 6 Log 10 tương đương với xác suất sống sót 1/1 triệu của vi sinh vật hay giảm 99,9999% vi sinh vật do quá trình xử lý. Theo kinh nghiệm của Mỹ và các nước châu Âu, các yếu tố phải được xem xét khi lựa chọn công nghệ gồm: Công suất xử lý; Loại chất thải được xử lý; Hiệu lực khử khuẩn; Phát thải ra môi trường và phần còn lại của chất thải; Chấp nhận của cơ quan quản lý; Yêu cầu không gian, công trình phụ và lắp đặt khác; Mức độ giảm bớt khối lượng và thể tích chất thải; An toàn nghề nghiệp và bảo hộ lao động; Độ ồn và mùi; Tự động hóa và độ ổn định; Mức độ thương mại hóa và tình trạng của nhà sản xuất/người bán; Chấp nhận của cộng đồng và bộ máy quản lý.
Việc áp dụng công nghệ khử khuẩn sẽ mang lại nhiều lợi ích về kinh tế, môi trường và quản lý vì chi phí đầu tư và vận hành rẻ hơn phương pháp thiêu đốt; không phát sinh khí thải độc hại, đặc biệt là dioxin và furan; không phát sinh tro xỉ độc hại chứa kim loại nặng; chất thải sau khi khử khuẩn được chôn lấp như chất thải thông thường; kiểm soát chất lượng khử khuẩn, điều này ngành y tế hoàn toàn có thể làm chủ và thực hiện được vì các bệnh viện lớn đều có khoa vi sinh, thuận tiện và tính khả thi cao hơn so với việc kiểm soát khí thải lò đốt chất thải rắn y tế. Hiện nay, Việt Nam vẫn chưa có thiết bị đo được nồng độ dioxin trong khí thải, giá thành xét nghiệm mẫu rất cao nếu phải gửi đi xét nghiệm ở nước ngoài; kinh nghiệm khử khuẩn, tiệt khuẩn dụng cụ y tế, đồ vải trong ngành y tế sẽ rất hữu ích trong việc quản lý thiết bị khử khuẩn chất thải rắn y tế nếu thiết bị này do bệnh viện quản lý và vận hành.
Về công nghệ không đốt, đến nay đã có 13 bệnh viện, viện, trung tâm y tế áp dụng công nghệ vi sóng áp suất thường và áp suất cao để xử lý chất thải lây nhiễm trong cả nước.
Như vậy, các cơ sở y tế trong những năm qua đã có bước tiếp cận với công nghệ không đốt và mang lại kết quả ban đầu đáng khích lệ. Việt Nam cần tiếp tục triển khai một số dự án áp dụng công nghệ không đốt trong xử lý chất thải y tế. Việc lựa chọn công nghệ nên tham khảo kinh nghiệm của Mỹ và châu Âu với các tiêu chí trên. Bên cạnh đó, các nhà sản xuất công nghiệp của Việt Nam cũng cần có chiến lược nghiên cứu, phát triển các công nghệ này để có thể liên doanh, chuyển giao công nghệ hoặc tự sản xuất nhằm bắt kịp với xu hướng chung của thế giới.
I. Các bệnh viện áp dụng công nghệ vi sóng áp suất cao
1. Trung tâm Y tế VietSov, Liên doanh Dầu khí Việt Xô tại Vũng Tàu. Năm 2003
2. Bệnh viện 19-8, Bộ Công An, Hà Nội. Năm 2009
3. Bệnh viện 199, Bộ Công An, Đà Nẵng. Năm 2009
4. Bệnh viện Phổi Trung ương, Bộ Y tế, Hà Nội. Năm 2009
5. Bệnh viện C Đà Nẵng, Bộ Y tế, Đà Nẵng. Năm 2009
6. Bệnh viện Y học Cổ truyền, Bộ Công An, Hà Nội. Năm 2010
7. Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, Bộ Y tế, Hà Nội. Năm 2010
8. Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí, Bộ Y tế, Quảng Ninh. Năm 2010
9. Bệnh viện Hữu Nghị Việt Nam - Cu Ba Đồng Hới, Bộ Y tế, Quảng Bình. Năm 2010
10. Bệnh viện GTVT Huế, Bộ GTVT, Huế. Năm 201111. Bệnh viện Đa khoa số 1 Lào Cai, Lào Cai. Năm 2010
II. Các bệnh viện áp dụng công nghệ vi sóng áp suất thường
1. Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên, Bộ Y tế, Đắc Lắc. Năm 2010
2. Bệnh viện GTVT Yên Bái, Bộ GTVT, Yên Bái. Năm 2011
- 28/10/2012 19:21 - Bạn có bị Hội chứng ruột kích thích ?
- 25/10/2012 09:28 - Điều trị và dự phòng viêm quanh khớp vai
- 15/10/2012 15:42 - Thyroglobulin
- 12/10/2012 20:02 - Virus viêm gan B
- 25/09/2012 14:35 - Trực khuẩn phong
- 19/09/2012 14:27 - Chăm sóc phục hồi chức năng cho người bệnh sau tai…
- 18/09/2012 07:56 - Phơi nhiễm chất thải y tế - nguy cơ và cách phòng …
- 12/09/2012 15:36 - Định lượng β HCG và progesterone trong thai ngoài …
- 10/09/2012 10:47 - Virus Rubella
- 25/08/2012 21:24 - Phương pháp mới trong sản xuất tế bào gốc mở ra vi…