• Phone: 0235.3851.429
  • Hotline: 19009095
  • Thông tin:

dieuhanhtructuyen

Ánh sáng xanh mối nguy hại hay là sự bảo vệ

  • PDF.

Bs CKI Lê Thị Hà - Khoa Mắt

Giới thiệu:

Tổn thương quang hóa đối với võng mạc do cường độ ánh sáng, phân bố quang phổ, thời gian và phơi nhiễm của các loại kính. Khi ánh sáng truyền qua mắt như phóng xạ vào võng mạc, cùng với những nguy cơ cá nhân (thuốc lá, dinh dưỡng..) và khả năng sự phục hồi của tế bào. Tích lũy và kéo dài phơi nhiễm ánh sáng xanh vừa phải có thế góp phần tổn thương quang hoá võng mạc. Ánh sáng xanh là ánh sáng có năng lượng cao nhất mà mắt nhìn thấy được 380-500nm. Mắt thường phơi nhiễm với ánh sáng xanh hàng ngày khi ở ngoài trời và tạo nên nguồn ánh sáng nhân tạo mới. Kính mắt chọn lọc ánh sáng đặc biệt có lẽ góp phần có ý nghĩa vào việc che chở ánh sáng đến võng mạc và làm chậm quá trình lão hóa.

blue1

Ảnh hưởng của hiệu quả NO của ánh sáng xanh tím trên mắt và thị giác

Hấp thu 1 photon trong quá trình quang hóa bởi tế bào sắc tố được biết trong chu kỳ quang tổng hợp tế bào sắc tố quang chuyển hóa all-trans retinal thành 11 cis retinal. Sự tích lũy và phơi nhiễm có thể biến đổi chu kỳ thị giác và làm võng mạc không hồi phục. All trans-retinal có thể tích lũy ở lớp ngoài tiếp nhận ánh sáng (TNSA) của võng mạc (VM). Phức hợp này thì nhạy cảm cao với ánh sánh xanh tím giảm đi ở 400-450 nm. Tác động của ánh sáng xanh này có thể gây ra stress oxydative bên trong lớp TNAS. Stress này là phản ứng bình thường của việc chống oxid hóa võng mạc. Nhưng các yếu tố tuổi, bệnh tật, môi trường làm giảm phản ứng này. Tế bào biểu mô sắc tố võng mạc (TBBMSTVM) sẽ thực bào, tiêu hóa lớp ngoài TNAS là một thách thức vì màng ngoài này khó phá vỡ. Nhưng sự thực bào trong tế bào không hoàn toàn và tích lũy lipofuscin trong TBBMSTVM. Lipofuscin nhạy cảm với ánh sáng xanh. Hoạt hóa ánh sáng xanh tạo nên một oxygen đặc biệt. Khi tích lũy nhiều trong tế bào thì sẽ giảm khả năng đề kháng, làm TBBMSTVM mất chức năng và sẽ chết theo lập trình. Tổn thương các tế bào lân cận làm giảm tiếp nhận ánh sáng dẫn đến mất thị lực được chẩn đoán thoái hóa hoàng điểm tuổi già (THHĐTG). Tích lũy lipofuscin ở BMSTVM là dấu hiệu chính trong THHĐTG.

Tác hại độc của ánh sáng xanh trên VM đã được chứng minh trên mô hình động vật. Tuy nhiên các thử nghiệm này chưa chứng minh được tác hại theo các độ dài sóng của ánh sáng xanh. Tuy nhiên theo hiểu biết của chúng ta chưa có xác định được hệ thống chiếu sáng nào gây tổn hại để từng bước xác định được quang phổ gây độc. Mặt khác sự chiếu sáng này không có tỷ lệ với ánh sáng mặt trời và trong hệ thống lọc của mắt. Viện thị giác Paris và Essilor R&D đã liên kết chương trình nghiên cứu quang sinh học để xác định chính xác quang phổ gây độc cho VM do ánh sáng xanh trong đó xanh lục - đỏ là nhóm chứng trong phơi nhiễm với ánh sáng mặt trời đối với võng mạc của THHĐTG. Kết quả là 40nm của ánh sáng xanh sẽ là 415-455 nm có độ tác hại cao nhất.

Hiệu quả của ánh sáng xanh không làm tổn hại thị giác:

Ánh sáng xanh và năng lượng của nó trong quang phổ màu xanh cần thiết phải xác định tính sinh học và hiệu quả của nó. Ánh sáng xanh 480nm (+/- 15nm) tác động dương tính trên photoreceptor thứ 3: melanopsin có trong tế bào hạch VM.

Khi tế bào hạch VM gặp ánh sáng này nó truyền qua thị thần kinh đến não và một loạt các phản ứng tiếp theo ngoài thị giác như giấc ngủ, kích thích tố (như cortisone...) thân nhiệt, phản xạ ánh sáng với đồng tử, nhận biết hành vi và một số tiến trình sinh lý khác.

Crizal prevenca: mắt kính bảo vệ mắt và chọn lọc ánh sáng

Quang phổ 415-455nm được xác định để thiết kế loại kính mới để điều chỉnh. Những loại này cũng lọc UV, ngăn cản có ý nghĩa ánh sáng xanh tím, chỉ để ánh sáng xanh này đi qua. Điều này đem lại một loại kính chọn lọc ánh sáng bảo vệ VM mà không gián đoạn quá trình chức năng thị giác và không thị giác.

Nguồn: Blue light: The hazard and the photoprotection challenge - Dr Thierry Villette PhD. MBA Director E&D Neuro-bio-sensory (Paris Vision Institute)

Quang phổ 415-455nm được xác định để thiết kế loại kính mới để điều chỉnh. Những loại này cũng lọc UV, ngăn cản có ý nghĩa ánh sáng xanh tím, chỉ để ánh sáng xanh này đi qua. Điều này đem lại một loại kính chọn lọc ánh sáng bảo vệ VM mà không gián đoạn quá trình chức năng thị giác và không thị giác

Lần cập nhật cuối lúc Thứ tư, 27 Tháng 7 2016 17:35

You are here Tin tức Y học thường thức Ánh sáng xanh mối nguy hại hay là sự bảo vệ