ĐD Huỳnh Lệ Kiên - Khoa Ung bướu
Chế độ ăn là một phần quan trọng của việc điều trị ung thư. Ăn uống hợp lí có thể giúp người bệnh tốt hơn và giữ được sức khỏe tốt hơn.
I. Nguyên nhân gây suy dinh dưỡng ở bệnh nhân ung thư:
- Do bệnh lý: ung thư là do bệnh lý ác tính của tế bào, các tế bào này khi bị kích thích tăng sinh một cách vô hạn không tuân theo các cơ chế kiểm soát về phát triển của cơ thể. Bệnh ung thư được hình thành từ các khối u, các khối u này phát triển nhanh, không rõ giới hạn, xâm lấn ra xung quanh và thường di căn xa. Có thể phát sinh và phát triển ở tất cả các cơ quan, bộ phận trên cơ thể đặc biệt là khối u đầu, mặt, cổ và những khối u ở đường tiêu hóa gây ra cản trở dinh dưỡng đối với bệnh nhân.
- Do điều trị: những tác dụng phụ của điều trị ảnh hưởng đến dinh dưỡng của người bệnh:
- Xạ trị: thường gây ra chán ăn dẫn đến kém hấp thu, tiêu hóa kém
- Hóa trị: hầu hết các bệnh nhân hóa trị đều gây ra chán ăn. Hóa trị gây thay đổi vị giác, viêm loét đường tiêu hóa, nôn ói, tiêu chảy, táo bón, giảm cân, giảm hấp thu dưỡng chất
- Phẫu thuật: có thê gây ra tác dụng phụ tam thời hoặc vĩnh viễn, ảnh hưởng đến khẩu phần ăn, tiêu hóa, hấp thu
- Yếu tố tâm lý: Khi chẩn đoán bị ung thư sẽ gây ra lo lắng, chán nản, buồn rầu, trầm cảm, làm giảm cảm giác ngon miệng
II. Vai trò dinh dưỡng đối với bệnh nhân ung thư:
Dinh dưỡng là một phần quan trọng trong chăm sóc bệnh nhân ung thư kể từ khi bệnh nhân được chẩn đoán ung thư. Bệnh nhân ung thư có thể ảnh hương đến tình trạng dinh dưỡng và tình trạng dinh dưỡng kém ảnh hưởng ngược lại đến đáp ứng điều trị. Cần duy trì tốt cân nặng trong suốt quá trình điều trị đảm bảo dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư để duy trì sức khỏe về thể chất và đảm bảo chất lượng cuộc sống càng lâu càng tốt, làm giảm nguy cơ tái phát, nhiễm trùng của bệnh .
Đảm bảo chế độ ăn uống hợp lý trước trong và sau điều trị giúp cơ thể khỏe mạnh chống chọi lại với căn bệnh và quá trình điều trị nặng nề.
III. Chăm sóc dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư:
Chăm sóc chế độ ăn cho bệnh nhân ung thư bao gồm từ những lời khuyên ăn uống hợp lý, người bệnh cần phải ăn uống đầy đủ thực phẩm đảm bảo các nhóm chất: đạm - bột đường- béo- vitamin và khoáng chất
Hầu hết bệnh nhân ung thư đòi hỏi các mức độ can thiệp dinh dưỡng khác nhau trong suốt quá trình điều trị của bệnh. Tùy theo giai đoạn bệnh lý, tuổi tác, giới tính mà đòi hỏi mỗi chế độ ăn và cách chế biến khac nhau. Những người sống độc thân thường nguy cơ suy dinh dinh dưỡng cao hơn những bệnh nhân khác. Cần động viên, kêu gọi sự giúp đỡ của mọi người xung quanh.
Chăm sóc dinh dưỡng cho người bệnh cần hướng dẫn người bệnh thường xuyên theo dõi cân nặng của mình trước trong và sau quá trình điều trị tốt nhất một tháng một lần. Cân nặng ảnh hưởng rất lớn đến bệnh nhân ung thư cần duy trì tốt cân nặng trong suốt quá trình điều trị bệnh.
Trước khi bắt đầu điều trị cần hướng dẫn bệnh nhân duy trì tốt chế độ ăn đã có không nên thay đổi khẩu phần ăn để tránh việc bồi dưỡng bổ sung nhiều dưỡng chất dẫn đến tăng cân, béo phì. Nên ăn nhiều rau củ quả, hạn chế thức ăn chứa nhiều chất béo, thức ăn chế biến sẵn
Trong quá trình điều trị ngoài việc lựa chọn thực phẩm cần quan tâm đến việc bổ sung đủ nước cho cơ thể mỗi ngày nên uống 8-10 ly nước có thể ở đây là nước chín , nước ép rau, quả, sữa hoặc những thực phẩm có chứa nhiều nước, không nên dùng café,trà và đồ uống có cồn, kết hợp với vệ sinh, luyện tập thân thể để tạo cảm giác lạc quan và giúp cơ thể khỏe mạnh hơn. Đối với một số bệnh nếu ăn bằng đường miệng chưa đáp ứng đủ khẩu phần ăn trong ngày cần bổ sung dinh dưỡng ở dạng khác như dinh dưỡng hổ trợ nhân tạo ( thông dạ dày, nuôi ăn tĩnh mạch )
Sau đợt điều trị tất cả bệnh nhân đều cảm thấy mệt mỏi và kiệt sức. Để giúp người bệnh giảm bớt nỗi lo lắng và sợ hãi cần hướng dẫn bệnh nhân quen dần với viêc điều trị và những tác dụng phụ: đảm bảo nghỉ ngơi đủ, ăn uống hợp lý, nên ăn nhiều lần trong ngày. Ăn những đồ ăn ưa thích, đi bộ từng quãng đường ngắn hoặc tập thể dục thường xuyên, nghe những bản nhạc nhẹ nhàng du dương để giảm bớt sự mệt mỏi và nâng cao tinh thần.
IV. Kết luận:
Dinh dưỡng hợp lý trước, trong và sau quá trình điều trị đều nhằm đến mục tiêu là tăng cường thể lực cho bệnh nhân giúp giảm thiểu được những bất lợi do các tác dụng phụ của phương pháp điều trị và giúp bệnh nhân có cảm giác sống khỏe hơn đồng thời giúp người bệnh tránh hậu quả nặng nề do điều trị.
Bệnh nhân ung thư không phải là chấp nhận suy dinh dưỡng. Đừng để người bệnh chết vì suy dinh dưỡng trước khi chết vì khối u ung thư.
Tài liệu tham khảo:
- Dinh dưỡng hợp lý phòng bệnh ung thư - Lê Thị Hợp-Trần Văn Thuấn (Nhà xuất bản y học)
- Những hiểu biết về bệnh ung thư – Vũ Văn Hợp (Nhà xuất bản Thời Đại)
- Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư hội ung thư Việt-Mĩ (www.ungthu.org.vn)
- 29/11/2015 09:36 - Chăm sóc bệnh nhân ung thư phổi
- 28/11/2015 20:42 - Một số kỹ năng giao tiếp cần rèn luyện
- 28/11/2015 20:32 - Tìm hiểu về bệnh liệt chu kỳ
- 26/11/2015 20:24 - Phòng bệnh ung thư
- 26/11/2015 19:59 - Thành khẩn tiếp thu sự phê bình của đồng chí là cá…
- 24/11/2015 07:24 - Nhân viên y tế và Ngày thế giới phòng chống HIV-AI…
- 23/11/2015 08:10 - Chấn thương thần kinh thị giác
- 19/11/2015 20:08 - Các biện pháp để cải thiện tốt chế độ dinh dưỡng c…
- 17/11/2015 17:07 - Dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư gan
- 15/11/2015 21:02 - Giao tiếp và quy trình điều dưỡng